Các nguyên liệu sản xuất thức ăn cho bò sữa

Bổ sung chất béo khẩu phần ăn đã làm tăng tỷ lệ % mỡ sữa mà không làm ảnh hưởng đến các đặc điểm đặc trưng dạ cỏ của bò cái Holstein ở môi trường nhiệt đới ấm P2

Mỗi giai đoạn thí nghiệm là 21 ngày gồm có 14 ngày để làm thích ứng và 7 ngày để thu thập số liệu.

Các khẩu phần thí nghiệm được nuôi dưỡng theo dạng khẩu phần hỗn hợp đầy đủ (TMR) (Total Mixed Ration) và được chuẩn bị hàng ngày lúc 8h sáng. Tỷ lệ thức ăn tinh/thức ăn thô của TMR là 50:50. Thức ăn thô gồm có 35% ngô ủ chua và 15% cỏ voi (Bermuda hay). Các khẩu phần phối hợp đầy đủ được cung cấp ba lần mỗi ngày, tương ứng lúc 9h00; 17h00 và 21h00. Các khẩu phần phối hợp đầy đủ được cho ăn tự do và cho ăn cá thể để duy trì 2 đến 3 kg thức ăn lưu sót lại luôn luôn ở đáy máng. Tiêu tốn thức ăn được tính toán là lượng cung cấp trừ đi lượng còn bỏ sót lại. Nước uống được cung cấp là các bầu nước có đường dẫn tự do.

Các bò cái được cố định vào các cột buộc cá thể trong một nhà được trang bị  có hai quạt điện to để làm giảm phạm vi ảnh hưởng stress nhiệt. Biến động hàng ngày về nhiệt độ và ẩm độ môi trường xung quanh đã được ghi chép bằng một máy ghi tự động (Sato Sigma II Model NS II- Q). Trong suốt giai đoạn thí nghiệm, trung bình nhiệt độ và ẩm độ môi trường xung quanh, tương ứng là 27,5 ± 3,4oC và 70,6 ± 15,6%. Các bò cái được thả vào lô đất có diện tích bề mặt 800 m2 có mái lều nghỉ hoặc tập luyện trong thời gian từ 5 : 30 đến 9 : 00 h và 13 : 00 đến 16 : 00 h hàng ngày. Tẩy trừ các ngoại ký sinh trùng được áp dụng cho các bò cái cứ trong nửa tháng một lần.

Hai kg của mỗi trong số các khẩu phần ăn 3 thí nghiệm được lấy mẫu hàng tuần. Các mẫu đã sấy khô bằng khí áp thu được bằng cách đặt vào tờ giấy và sấy ở trong một lò có quạt gió ở 60oC trong 72h sau đó đặt ở nhiệt độ môi trường xung quanh trong 48 h để  hàm lượng thuỷ phần ổn định (không đổi). Các mẫu đã sấy khô bằng khí áp đã được tán qua sàng có kích thước màn 1mm. Các mẫu đã sấy tán được bảo quản ở - 18oC để phân tích thêm. Việc xác định Protein thô (PR THô %) theo phương pháp của AOAC (Hiệp hội các nhà hoá phân tích văn phòng) (1984) (Association of official Analytical Chemists). Xác định xơ thuỷ phân trong môi trường trung tính (NDF) và acid (ADF) theo phương pháp của Van Soest và cs. (1991).

Các bò cái được vắt sữa 2 lần hàng ngày lúc 5:00 và 16:00 h. Sản lượng sữa được đo lường bằng một thiết bị tự động cài máy tính (GM 2000) trong mỗi lần vắt sữa. Các mẫu sữa 25 ml trong mỗi lần vắt thu thập trong thời gian ít nhất là 3 ngày trong mỗi giai đoạn thí nghiệm. Các mẫu sữa từ mỗi bò cái trong mỗi giai đoạn thí nghiệm được trộn lẫn và cho thêm các chất phòng dữ vào để bảo quản. Hàm lượng của các thành phần kết cấu sữa, gọi là: mỡ, protein, lactose và chất rắn tổng số đã được xác định bằng máy quét phân tích sữa (milk scan) (Milk  Scan 255 A/B type, Foss Electric Co.).

Mẫu máu được thu thập vào ngày khác trong thời gian ít nhất 5 ngày trong mỗi giai đoạn thí nghiệm theo Roseler và cs. (1993). ống tráng heparin (Vacutainer) đã được thu thập máu theo tĩnh mạch đuôi lúc 3h sau khi cho ăn vào buổi sáng ngày thu thập mẫu. Huyết tương máu thu được bằng cách ly tâm ở 900 x g trong 10 phút. Huyết tương được bảo quản ở -200C để xác định thêm về acid béo tự do, triglycerides, cholesterol tổng số và N - urea.

Các phần chia nhỏ (ước số) của 100 ml huyết tương máu, 3 ml dung môi chiết tách, gồm 49% thể tích Cloroform, 49% thể tích heptane và 2% thể tích methanol và 1 ml thuốc thử đồng (Cu), gồm có 2,42 g Cu(NO3)2.3H2O và 5 ml Triethanolamine được pha loãng với dung dịch NaCl bão hoà  trong 100 ml và pH 8,3; được trộn trong 1 tuýp thử phản ứng có vỏ bao phủ (vỏ che). Chất lỏng hỗn hợp đã được tiến hành lắc hai lần trong hai phút và để trong một phút. Tầng mặt thu được bằng cách ly tâm hỗn hợp chất lỏng ở 900xg trong 5 phút. Trộn 1 ml tầng mặt với 0,25 ml thuốc thử  màu, 10 mg màu trung hoà tan trong ethanol để có 100 ml, và sau đó để dung dịch yên trong 5 phút. Sự hấp thu của dung dịch đã được xác định bằng một máy đo quang phổ hấp thu (spectrophotometer) ở bước sóng 570 nm. Nồng độ của acid béo tự do trong huyết tương được xác định bằng cách so sánh sự hấp thu với sự hấp thu của dung dịch chuẩn chứa acid Palmitic.

Triglycerides trong huyết tương máu đã được xác định theo quang phổ hấp thu với 1 bộ kit (Roche Co., Sweden) ở bước sóng 500 nm. Hàm lượng Cholesterol tổng số và nitơ urea trong huyết tương (NUHT) đã được xác định bằng một máy phân tích tự động (Hitachi 7050, Japan) cộng thêm bộ kít từ Roche Co. (Sweden) và national Co. (Japan), tương ứng.

 

 Thí nghiệm ở dạ cỏ

Mỗi con trong 3 con bò cái cạn sữa Holstein đã đặt ống thông dạ cỏ có khối lượng cơ thể trung bình 550 kg đã được nuôi cá thể trong chuồng có diện tích nền cụ thể là 25 m2. Mỗi chuồng có một thùng gỗ đóng để cố định gia súc. Các khẩu phần ăn thí nghiệm và giai đoạn thí nghiệm là giống hệt như ở thí nghiệm nuôi dưỡng. Các khẩu phần ăn thí nghiệm đã được pha chế theo dạng TMR và đã được cung cấp với mức 1,5% khối lượng cơ thể dựa trên nền vật chất khô. Số lượng TMR hàng ngày được chia nhỏ thành hai phần bằng nhau và cung cấp cho ăn lúc 9h00 và 21h00. Nước uống có đường dẫn tự do.

Nước dịch dạ cỏ 250 ml thu thập đưa vào phích theo con đường dưới đáy của túi dạ cỏ theo bụng thông qua ống thông vào buổi sáng trước khi cho ăn (0 h), và 3, 6, 9 và 12h sau khi cho ăn hàng ngày để có ít nhất 3 ngày trong mỗi giai đoạn thí nghiệm. pH của dịch dạ cỏ đã thu thập ngay lập tức được đo lường sử dụng pH meter (WPA Linton Cambridge Model CD 720) sau đó lọc qua 4 lớp lưới mỏng. Để đạt đến pH = 2, thì 50ml nước lọc dịch dạ cỏ được trộn phối hợp với 1 ml 50% H2SO4 và các phần chia nhỏ của hỗn hợp được bảo quản ở -200C để phân tích thêm. Nitơ amoniac được xác định theo phương pháp của AOAC (1984). Xác định ABBH theo phương pháp do Erwin và cs. (1961). Vắn tắt là các phần chia dịch dạ cỏ đã giải đông 6 ml được ly tâm ở 100C và 5000 vòng/phút trong 20 phút. Các phần chia của tầng mặt 6ml đã được bơm vào một máy so màu (Chromato grapher) (Hitachi G - 5000A). Các điều kiện đã sử dụng là 1250C trên cột trong lò, 1800C ở bơm tiêm và 2000C ở máy phát hiện (detector) cũng như sử dụng He làm khí mang với áp suất ở mức 5kg/cm2 và tỷ lệ chảy ở tốc độ 450 ml/cm2. Bộ hợp nhất đã sử dụng là Hitachi D 2500 với các điều kiện của Plot ATT2 và tốc độ ghi biểu đồ ở mức 0,5 cm/phút. Việc tính cả trụ cột là 15% SP - 1200 với 1% H3PO3. Các đỉnh cao của ABBH trong dịch dạ cỏ được so sánh với các đỉnh cao của dung dịch chuẩn (Spelco WSFA-2) để tính toán hàm lượng của chúng (m mole/l) và tỷ lệ % chất nghiền riêng biệt.

 

Xử lý thống kê:

Cả hai trong thí nghiệm nuôi dưỡng và dạ cỏ, các số liệu đã được phân tích thống kê sử dụng thủ tục mô hình tuyến tính chung (GLM) của SAS (1989). Mỗi giai đoạn thí nghiệm ở mỗi bò cái được lưu ý làm 1 đơn vị thí nghiệm. Trong suốt giai đoạn thí nghiệm nếu như bò cái ở trạng thái bất thường như là viêm vú, thì các số liệu được loại bỏ. ý nghĩa của các mỗi sai khác giữa các số trung bình của các lô thí nghiệm đã được kiểm tra bằng thủ tục trung bình bình phương nhỏ nhất.

4. Kết quả và thảo luận 
Thí nghiệm nuôi dưỡng

Lượng vật chất khô ăn được khác nhau không có ý nghĩa nếu như các khẩu phần ăn bổ sung chất béo (bảng 2).

Bảng 2: ảnh của bổ xung chất béo chế độ ăn đến vật chất khô ăn được, sản lượng sữa và thành phần sữa của các bò cái đang tiết sữa (thí nghiệm nuôi dưỡng)

Thí nghiệm chế độ ăn

Đối chứng

Mỡ lợn

Mỡ Prilled

Đơn vị thí nghiệm

18

17

16

Vật chất khô ăn được, kg/ngày

21.4±1.69

18.6±1.81

18.2±1.90

Sữa, kg/ngày

22.9±0.46b

23.9±0.50ab

24.6±0.52a

SQĐ 4% mỡ, kg

20.6±0.53b

21.9±0.56ab

23.1±0.59a

VCK ăn được/sữa, kg/kg

0.96±0.073a

0.79±0.078ab

0.74±0.082b

VCK ăn được/SQĐ 4% mỡ, kg/kg

0.98±0.046a

0.87±0.049a

0.81±0.051b

Thay đổi thể trọng (kg/ngày)

-0.17±0.145

-0.15±0.147

0.17±0.153

Thành phần sữa

 

 

 

Chất béo, %

3.28±0.050b

3.45±0.055a

3.55±0.058a

Chất béo, kg/ngày

0.76±0.023b

0.82±0.025ab

0.88±0.026a

Pr thô, %

2.86±0.028

2.86±0.029

2.81±0.031

Pr thô, kg/ngày

0.66±0.015

0.68±0.016

0.69±0.017

Lactose, %

4.52±0.064

4.67±0.068

4.61±0.071

Lactose, kg/ngày

1.05±0.023

1.09±0.025

1.12±0.026

Chất rắn, %

11.8±0.13

11.7±0.14

11.7±0.15

Chất rắn, kg/ngày

2.73±0.069

2.78±0.073

2.86±0.077

 

Đối chứng: khẩu phần  cơ bản. Mỡ lợn: khẩu phần  cơ bản bổ xung với 2.5% mỡ lợn. Mỡ P: khẩu phần  cơ bản bổ xung với 2.5% mỡ P.

 

 

Đơn vị thí nghiệm: Mỗi giai đoạn thí nghiệm ở mỗi bò cái được xem làm 1 đơn vị thí nghiệm.

 

 

a,b Các số trung bình (±SEM) trong cùng một hàng không có các chữ ghi ở góc trên là khác nhau có ý nghĩa (p<0.05). 

 Pantoja và cs. (1994) đã chỉ ra rằng lượng vật chất khô ăn được đã giảm xuống tuyến tính song song với sự tăng lên bổ sung khẩu phần ăn về acid béo chưa bão hoà ở bò cái đang tiết sữa. Kết quả có thể quy về ảnh hưởng của việc phủ bọc chất sơ bằng một lượng lớn các acid béo chưa bão hoà mà làm ảnh hưởng logic và bất lợi đến lên men dạ cỏ và hệ số chuyển qua thức ăn. Schauff và Clark (1992) cũng đã nhận thấy các kết quả tương tự khi mà các bò cái được nuôi bằng khẩu phần chứa 3,6 hoặc 9% chất béo bảo hộ, nói đến acid béo mạch dài có calci, và đã quy về giảm lượng thức ăn ăn được do tính thèm ăn tồi hơn của chất béo bổ sung. Tuy nhiên, các khẩu phần đã bổ sung chất béo sẽ không nhất thiết gây ra giảm lượng vật chất khô ăn được trong suốt đầu kỳ sữa (Wu và cs., 1993). Các bản nghiên cứu này có ngụ ý muốn nói rằng ảnh hưởng của bổ sung chất béo trong các chế độ  ăn đến vật chất khô ăn được tuỳ thuộc vào dạng, quy mô bão hoà và lượng chất béo bổ sung. Trong nghiên cứu này, các bò cái đã ở ngày tiết sữa 46, thuộc về giai đoạn đầu kỳ sữa và lượng chất béo bổ sung là 2,5%, một mức độ bổ sung thấp. Dưới các điều kiện này, vật chất khô ăn được không bị ảnh hưởng bất lợi do bổ sung mức thấp và chất béo bão hoà nhiều hơn như là mỡ lợn hoặc mỡ Prilled trong thời gian đầu kỳ sữa.

Các bò cái cho ăn MP đã sản xuất sữa nhiều hơn (7%) và mỡ sữa (15,8%) so với các bò cái cho ăn khẩu phần đối chứng, với các bò cái tiêu dùng ML trung gian và không khác với lô đối chứng hoặc khẩu phần MP. Các kết quả tương tự đã được quan sát thấy với SQĐ, với MP sản xuất 12,1% SQĐ nhiều hơn so với khẩu phần đối chứng. Khẩu phần đã bổ sung với MP đã cải tiến hiệu quả sản xuất sữa (p<0,05) biểu thị là VCK ăn được/kg sản lượng sữa quy đổi. Chế độ ăn được bổ sung có 3 đến 4% chất béo gây ra tăng sản lượng sữa từ 2 đến 12% (Casper và cs., 1990, Coppock và Wiks, 1991).

Các bản ghi chép trong thí nghiệm này thể hiện rằng trung bình nhiệt độ môi trường cao nhất hàng ngày và ẩm độ là trên 30,90C và 86,2% tương ứng trong suốt giai đoạn thí nghiệm. Biến đổi các con số này thành chỉ số nhiệt độ - ẩm độ (THI), đó là 85, một chỉ số trạng thái stress ở giữa. Sản lượng sữa trong giai đoạn thí nghiệm (mùa ấm) đã suy giảm so với sản lượng mỡ ở mùa mát (Ting, 1990) cũng thoả mãn làm một bằng chứng phụ để chỉ ra rằng bò cái đang ở tình trạng stress nhiệt. Các bò cái tiêu dùng MP đã sản xuất sữa nhiều hơn, tuy nhiên, tiêu thụ một lượng ăn vào tương tự nhau với sự sai khác không ý nghĩa về khối lượng cơ thể thay đổi so với các bò cái dùng chế độ ăn đối chứng.

Kết quả này chỉ ra rằng bổ sung MP đã làm tăng năng lượng để tiết sữa. Grummer và Carol (1991) đã gợi ý rằng tăng mật độ năng lượng khẩu phần ăn cho các bò cái đang tiết sữa bằng cách bổ sung chất béo đã cải tiến cân bằng năng lượng, và do đó gây ra năng lượng dự trữ nhiều hơn để ủng hộ năng suất của tiềm năng di truyền. Cant và cs. (1993) đã thảo luận thêm các chi tiết về các giá trị có lợi của việc bổ sung chất béo vào khẩu phần ăn cho các bò cái đang tiết sữa, như là thay đổi năng lượng sử dụng các cách, làm giảm thấp tiêu dùng glucose và tổng hợp  chất béo sữa trực tiếp từ các acid béo và glycerol ở tuyến vú và tất cả cách thức này đã làm tăng lên về năng suất sữa và còn tăng cả hiệu quả sản xuất sữa.

Xét toàn diện là, khẩu phần bổ sung với chất béo bảo hộ như là chất béo Prilled đã cải thiện sản lượng sữa và hiệu quả sản xuất sữa cho bò cái ở đầu kỳ sữa. Bổ sung chất béo chế độ ăn hoặc là mỡ lợn hoặc là Prilled, làm tăng tỷ lệ % mỡ sữa. Mỡ Prilled bổ sung vào khẩu phần ăn gây ra tăng sản lượng mỡ sữa. Các bò cái dùng ML có xu hướng (p = 0,08) tăng sản lượng mỡ sữa. Các kết quả tương tự có liên quan đến ảnh hưởng của bổ sung chất béo chế độ ăn đã được báo cáo ở một nơi nào khác (Jenkins và Jenny, 1989; Schauff và Clark, 1992). Các báo cáo ban đầu chỉ ra rằng các chế độ ăn bổ sung với chất béo sẽ làm giảm tỷ lệ % mỡ sữa. Họ quy cho ảnh hưởng trái ngược đến số lượng lớn của các acid béo mạch dài có nhiều mối liên kết chưa bão hoà đã xuất hiện trong dạ cỏ, mà qua đó nồng độ của đồng phân nhánh của các acid béo này đã tăng lên trong thời gian hydro hoá (Casper và cs., 1988), mà lần lượt ngăn cản hoạt tính của acety-CoA Carboxylase ở tuyến vú. Tỷ lệ % chất béo sữa như vậy đã bị giảm xuống do sự suy giảm của tái tổng hợp ở các acid béo mạch vừa và ngắn được xúc tác do men carboxylase (Palmquist và Jenkins, 1980). So với hàm lượng khoảng 80% acid béo chưa no ở dầu có nguồn gốc thực vật, mỡ lợn chứa acid béo chưa no ít hơn (60%) kèm theo có 40% acid béo no. Theo khía cạnh khác, mỡ prilled đã được thương mại hoá và là một chất béo bảo hộ, mà có thể dùng ảnh hưởng để ngăn cản nó khỏi biến đổi do vi sinh vật và/hoặc là ảnh hưởng bất lợi đến lên men do vi sinh vật ở dạ cỏ. ảnh hưởng có lợi ích của xúc tiến ở tỷ lệ % mỡ sữa do bổ sung mỡ lợn hoặc mỡ prilled chế độ ăn và sản lượng mỡ sữa do bổ sung mỡ Prilled chế độ ăn trong nghiên cứu này có thể quy về cách phân tích nguyên nhân đã đề cập trước đây.

Khẩu phần đã bổ sung ML hoặc MP gây ra sai khác không có ý nghĩa ở cả tỷ lệ % và sản lượng protêin sữa (bảng 2). Các kết quả phù hợp với các báo cáo do Drackley và cs., (1992) và Ferkin và Eastridge (1992). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng các khẩu phần ăn bổ sung với chất béo sẽ gây ra giảm tỷ lệ % Protêin sữa khoảng 0,10 - 15% (Caspes và cs., 1988, Canale và cs., 1990; Depeters và Cant, 1992). Từ cơ chế về bổ sung chất béo khẩu phần ăn như thế nào để làm ảnh hưởng đến tỷ lệ % Protein sữa không được giải thích hoàn toàn chính xác (Canale và cs., 1990; Karunanandaa và cs., 1994), cần thiết có sự nỗ lực thêm để giải thích rõ vấn đề này.

Tỷ lệ % lactose, sản lượng lactose, tỷ lệ % chất rắn tổng số, và sản lượng chất rắn tổng số trong sữa là cũng không khác nhau giữa các lô thí nghiệm. Các kết quả cho biết rằng thành phần kết cấu sữa và sản lượng tương ứng của chúng ngoại trừ tỷ lệ % mỡ sữa và sản lượng mỡ sữa là không bị thay đổi do bổ sung chất béo chế độ ăn.

Bảng 3: ảnh của bổ xung chất béo chế độ ăn đến nô nồng độ lipid và ni tơ urea trong huyết tương của các bò cái đang tiết sữa (thí nghiệm nuôi dưỡng)

Thí nghiệm chế độ ăn

Đối chứng

Mỡ lợn

Mỡ Prilled

Đơn vị thí nghiệm

18

17

17

Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác