Cấu tạo của tuyến vú và tiết sữa ở Bò sữa

Bầu vú và tuyến sữa

1. Cấu tạo bầu vú 

Bầu vú của trâu bò gồm 4 tuyến sữa tương đối độc lập với nhau. Tuyến sữa là cơ quan sản xuất sữa (hình 8.1). Tham gia cấu tạo bầu vú và tuyến sữa có các tổ chức liên kết, tuyến thể, cơ, mạch máu, lâm ba và thần kinh. 

 
a. Tổ chức liên kết   
Tổ chức  liên  kết  của tuyến  sữa  thực  hiện chức năng định hình, bảo vệ cơ giới và sinh học. Chúng bao gồm các tổ chức sau: 

 

 
- Da:

 

Da bao bọc bên ngoài bầu vú, nó là phần bảo vệ và hỗ trợ sự định hình của tuyến. Da giữ cho bầu vú gắn chặt vào thành bụng của trâu bò.

- Mô liên kết mỏng  

 

Đây là lớp mô mỏng nằm ở phần nông khắp bề mặt da. 

 

 
- Mô liên kết dày   

 

 

Lớp mô này nằm sâu bên trong lớp mô liên kết mỏng, gắn phần da và tuyến thể bằng sự tạo thành sự tạo thành một lớp liên kết đàn hồi. 

 
- Màng treo bên nông

 

Lớp mô liên kết này bắt nguồn từ khung chậu trải rộng xuống phía dưới bao phủ và nâng đỡ phần bên tuyến thể.  

 

 
- Màng treo bên sâu 

 

 

Bắt đầu từ khung chậu đi xuống phía dưới và hỗ trợ mô tuyến của bầu vú.

 

 
- Màng treo giữa 

 

 

 

Đó là màng treo kép, bắt đầu từ đường giữa của thành bụng chia bầu vú thành nữa trái, nữa phải. Màng này nâng đỡ phần giữa của vú chống lại lực kéo xuống và giữ bầu vú ở vị trí cân bằng nếu các cấu trúc phụ trợ khác bị tách rời.

b. Tổ chức tuyến

 

 

Tổ chức tuyến gồm 2 phần chính: hệ thống tuyến bào và hệ thống ống dẫn  

- Hệ thống tuyến bào

Tuyến bào là đơn vị tạo sữa của tuyến sữa (hình 8.2). Nó là tập hợp một tầng lớp tế bào thượng bì đơn. Hình dạng tế bào thay đổi theo chu kỳ phân tiết sữa. Khi phân tiết mạnh, trong tế bào tích trữ nhiều dịch phân tiết. Tế bào có hướng hình trụ cao đầu nhỏ hướng vào xoang tuyến bào. Tế bào chứa nhiều  hạt mỡ, protein kích thước  khác nhau. Khi không phân tiết  tế bào thu hẹp lại. Trong bầu vú, tuyến bào hợp lại với nhau thành từng chùm người ta gọi là chùm tuyến bào hoặc tiểu thuỳ. Mỗi một phần tư bầu vú được tập hợp bởi nhiều  chùm tuyến bào và biệt lập với nhau bởi lớp ngăn màng treo giữa và các mô liên kết khác.   

 

- Hệ thống ống dẫn và bể sữa 

Hệ thống ống dẫn bao gồm hệ thống ống, phân nhánh theo kiểu cành cây, bắt đầu là các ống dẫn sữa nhỏ xuất phát từ các tuyến bào (nên còn gọi là các ống dẫn tuyến bào). Sữa được tạo thành ở tuyến  bào, di chuyển qua các ống dẫn sữa nhỏ trong chùm tuyến bào, sau đấy tập hợp vào ống dẫn chùm tuyến bào (còn gọi là ống dẫn sữa nhỏ). Sữa trước khi vào bể thường được chảy qua ống tập hợp sữa lớn. ở chỗ phân nhánh ống dẫn sữa, thành ống hình thành các nếp nhăn hoa thị hạn chế sự di chuyển của sữa (đặc biệt thấy ở tuyến sữa trâu). 

 
Bể sữa được phân ra làm 2 phần, phần trên gọi là bể tuyến, phần dưới gọi là bể đầu vú. Giới hạn giữa 2 bể là nếp nhăn niêm mạc vòng. Giới hạn giữa bể đầu vú và lỗ đầu vú là tổ chức  Furstenlerge  rozelt  có kết cấu  như những  chiếc  hoa.  Quanh  lỗ đầu  vú có cơ vòng Sphincter chỉ mở ra khi có phản xạ thải sữa.  

 

c. Hệ cơ tuyến vú  

 

Xung quanh các nang tuyến có cơ biểu mô. Khi cơ này co bóp sữa được đẩy từ nang tuyến vào hệ thống ống dẫn để đổ vào bể sữa. Xung quanh các ông dẫn sữa lớn và bể sữa có hệ thống cơ trơn. Xung quanh dầu vú có hệ cơ vòng gọi là cơ thắt đầu vú. Khi cơ biểu mô co bóp thì cơ trơn giản và cơ thắt đầu vú co lại. Khi cơ trơn co thì cơ thắt đầu vú dãn và sữa được đẩy ra ngoài thành tia.    

 

d. Mạch máu  

 

 

- Hệ thống động mạch

 


Hầu hết máu cung cấp cho bầu vú do đôi động mạch âm ngoài. động mạch đi từ khoang bụng, thông qua rãnh bẹn, chui qua ống bẹn, quanh co uốn khúc làm cho tốc độ dòng chảy của máu chậm lại. động mạch tuyến sữa là tiếp tục của động mạch âm ngoài. Khi đến tuyến sữa phân thành 2 nhánh lớn là động mạch tuyến sữa trước và động mạch tuyến sữa sau, một phân nhánh nhỏ động mạch dưới da bụng bắt nguồn từ động mạch tuyến sữa trước (trước khi động mạch này phân nhánh) cung cấp máu cho phần trước tuyến sữa. Động mạch đáy chậu bắt nguồn từ trong xương chậu cung cấp máu cho phần rất nhỏ phía sau bầu vú. 


Động mạch tuyến sữa trước, động mạch tuyến sữa sau, động mạch dưới da bụng, động mạch đáy chậu phân nhánh theo chiều dọc và ngang nhiều lần, cuối cùng thành các vi ti huyết quản bao bọc dày đặc quanh tuyến bào để cung cấp dinh dưỡng tạo sữa.   

 

-  Tĩnh mạch tuyến sữa  
 
Tĩnh mạch tuyến sữa từ 2 nữa sau của bầu vú thu thập máu vào tĩnh mạch tuyến sữa sau. Hai tĩnh mạch tuyến sữa sau thông với nhau trên bề mặt của tuyến thể. Tĩnh mạch đáy chậu cũng thu nhận máu từ phần sau tuyến sữa và phần sau của cơ thể, sau đó đổ vào tĩnh mạch sữa sau. Như vậy, máu ở tĩnh mạch sau tuyến sữa đi ra không thể hiện đúng bản chất của máu đi ra từ tuyến sưã. Tĩnh mạch tuyến sữa trước được tạo thành bằng sự thu nhận máu của phần trước bầu vú. Chúng nhập với tĩnh mạch dưới da bụng, sau đó đi vào thành bụng tạo thành tĩnh mạch sữa. Các tĩnh mạch tuyến sữa trước và sau được thông với nhau bằng tĩnh mạch nối có kết cấu van, những van này hoạt động linh động, cho nên máu có thể chảy theo bất cứ chiều nào tuỳ thuộc vào vị trí của gia súc.   

 

e. Hệ thống lâm ba 

 

Hệ thống lâm ba trong tuyến sữa có chức năng vận chuyển dịch thể hoặc dịch lâm ba từ bề mặt tế bào đến hạch lâm ba và trả lại dịch thể đến tuần hoàn tĩnh mạch. Một chiếc van ở trước ngực ngăn chặn máu chảy vào hệ thống lâm ba. Hệ thống van trong mạch lâm ba đảm bảo cho dịch lâm ba chảy theo dòng chảy tĩnh mạch. Hạch lâm ba lọc dịch thể theo cách loại trừ vật lạ và sản sinh lâm ba cầu. Mỗi nửa của bầu vú có một hạch lâm ba lớn nằm ngay sau ống bẹn và nhiều hạch lâm ba nhỏ hơn nằm rải rác trong tuyến sưã. Bạch huyết sau khi chảy qua hạch lâm ba lớn, chúng rời khỏi bầu vú bằng một hoặc hai hạch lâm ba và sau đó theo ống bẹn hoà cùng với mạch lâm ba khác.   
 

1.2. Đặc điểm của một bầu vú tốt

 
 
Một bầu vú bò lý tưởng là có những đặc điểm mong muốn sau: 

 

 

- Bầu vú phát triển hình bát úp, rộng và sâu, 4 khoang vú có thể tích gần bằng nhau. 

 

 

- Các núm vú thẳng đứng, có độ dài trung bình, tách biệt nhau rõ ràng với khoảng cách giữa các núm vú trước lớn hơn một chút so với khoảng cách giữa các núm vú sau. 

- Các dây chằng nâng đỡ bầu vú vững chắc, bầu vú không bị chảy sâu quá tránh cho các núm vú lê quyệt trên mặt đất và bị tổn thương.

 

- Trên bề mặt bầu vú thấy có nhiều tĩnh mạch, và các tĩnh mạch này nổi rõ. 

 

 

- Bên trong phải chứa nhiều mô tuyến. 

 

Một bầu vú chứa ít mô tuyến và chứa nhiều mô liên kết thì mặc dù thể tích lớn nhưng không phải là bầu vú lý tưởng để sản xuất sữa. Người ta có thể phân biệt dễ dàng một bầu vú nhiều mô tuyến với một bầu vú nhiều mô liên kết: sau khi vắt sữa, một bầu vú nhiều mô tuyến thì rỗng, mềm, còn bầu vú nhiều mô liên kết thì cứng, vẫn tiếp tục cho hình dạng một bầu vú đầy sữa, ngay cả sau khi ta đã vắt kiệt. Như vậy, cần phải nắn bầu vú trước và sau khi vắt sữa để đánh giá cấu trúc của nó. Có thể sử dụng một phương pháp khác: ấn một hay nhiều ngón tay lên bầu vú. Nếu như dấu ấn của ngón tay chậm mất đi thì chứng tỏ bầu vú có nhiều mô tuyến. Trong trường hợp bầu vú nhiều mô liên kết thì dấu ấn ngón tay nhanh chóng mất đi, hoặc không để lại dấu ấn và có cảm giác cứng khi ấn ngón tay.

Nguồn: Giáo trình chăn nuôi trâu bò sữa
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác