Góc nhìn chuyên gia

Ngành sữa Việt Nam trước áp lực TPP
(Dairy Việt Nam) “Các doanh nghiệp ngành bò sữa tính đến những yếu tố nào để có thể cạnh tranh khi TPP có hiệu lực, khi hàng rào thuế quan sẽ xóa bỏ và thuế các mặt hàng sữa sẽ về 0?”.

Ông Trương Đình Tuyển, cố vấn cao cấp đàm phán thương mại, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam, đặt vấn đề như trên tại Diễn đàn kinh doanh 2015: Đầu tư và nông nghiệp thời TPP do Kênh thông tin kinh tế - tài chính CAFEF phối hợp với Tổng Hội NN&PTNT Việt Nam tổ chức ngày 21-11.

Ông Ngô Minh Hải, Phó tổng giám đốc TH True Milk, cho biết khi gia nhập TPP ngành sữa sẽ phải cạnh tranh, đòi hòi DN phải vượt qua bằng chính nội lực của mình. Tuy nhiên những cường quốc về sữa không thể không có những điểm yếu. Chẳng hạn đối với sữa tươi đây là bài toán khó với các nước như Úc, New Zealand khi họ mất thời gian, chi phí lớn,… để vận chuyển hàng về Việt Nam. Riêng với sữa thanh trùng, với hạn sử dụng 7-10 ngày thì nước ngoài chắc chắn không cạnh tranh được vì thời gian vận chuyển dài.

Một số ý kiến cho rằng năng suất bò sữa Mỹ 11.000 lít/chu kỳ 305 ngày trở lên, bò Úc chỉ có hơn 5.000 kg sữa/chu kỳ, NewZealand 4.800kg sữa/chu kỳ. Vậy tại sao các DN Việt chỉ nhập giống bò Úc, NewZealand mà không nhập giống bò Mỹ trong khi chi phí chăn nuôi như nhau. Vì vậy Việt Nam cần mở cửa làm sao giúp người nông dân tiếp cận giống tốt, năng suất cao.

Các DN sữa cho biết vấn đề không chỉ giống mà điều kiện chăn nuôi chưa tốt nên năng suất sữa không cao. Việt Nam chưa có đủ điều kiện chăn nuôi để đạt hiệu quả cao nhất như Mỹ, chỉ những DN có trình độ công nghệ tiên tiến đưa những giống bò đó về thì mới hiệu quả.

Ngoài giống thì cần nhiều yếu tố mới giúp cho năng suất sữa cao. Điều quan trọng nữa là giá thành ra lít sữa là bao nhiêu. Bò sữa Mỹ cho 35 lít/ngày nhưng có giá thành thấp. Việt Nam trung bình 14-15 lít/ngày nhưng giá cao hơn ở Mỹ, đây mới là điều kiện để lựa chọn bò Úc, Mỹ, hay NewZealand. Nếu đưa bò Mỹ về mà không cải thiện điều kiện chăn nuôi, phát huy tối đa năng suất sẽ tốn tiền chi phí.

Cùng nhận định trên, đại diện công ty sữa Vinamilk cho biết chi phí cao hay không tùy theo ứng dụng từng mô hình của DN. Tháng 12 tới Vinamilk sẽ nhập 400 con bò sữa và ứng dụng công nghệ để có năng suất cao. Hiện năng suất bò sữa của trang trại khoảng 28 lít/ngày, người nông dân được hướng dẫn bài bản đạt khoảng 14-15 lít/ngày. Do đó người nông dân cần được hướng dẫn, có kiến thức tốt sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm.

TÚ UYÊN

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác