Góc nhìn chuyên gia

Nghiên cứu thành công bệnh chậm sinh, vô sinh đàn bò cái hướng sữa Bình Định
Từ kết quả điều tra ở Quy Nhơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, khu chăn nuôi Nhơn Tân… cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chậm sinh, vô sinh của đàn bò cái sữa tương đối cao bình quân 29,7%, trong đó tỷ lệ cao nhất ở huyện Tuy Phước: 49,2%, An Nhơn: 34,9%. Trong số mắc bệnh thì bò cái tơ là 31 con (24,41%), bò cái đã sinh sản là 96 con (75,59%); bò nhập từ thành phố Hồ Chí Minh và Úc là 106 con (83,46%), bò sinh tại Bình Định là 21 con (16,54%).

Qua số liệu trên cho thấy cả bò cái tơ và bò cái đã sinh sản đều mắc bệnh chậm sinh, vô sinh. Tỷ lệ mắc bệnh ở bò cái đã sinh sản cao nhất (75,59%), bò nhập từ ngoài tỉnh mắc bệnh cũng khá cao (24,41%). Điều này cho thấy công tác chọn và nhập giống từ nơi khác mà không rõ lý lịch cá thể rất dễ bị nhầm lẫn và chọn phải những con bò bị loại thải vì bệnh sinh sản. Đồng thời qua theo dõi hàng tháng nhận thấy một số hộ ở huyện Tuy Phước và An Nhơn do cung cấp không đủ thức ăn, gia súc thiếu dinh dưỡng dẫn đến thể trạng bò gầy cũng là nguyên nhân làm cho gia súc không lên giống, chậm sinh.

1. Khám, kiểm tra và phân loại nguyên nhân gây bệnh

Từ kết quả của điều tra về bò chậm sinh, vô sinh, đề tài đã chọn được 127 bò cái làm đối tượng

nghiên cứu và tác động kỹ thuật.

Trong quá trình khám, kiểm tra, căn cứ và trạng thái biểu hiện bệnh lý sinh sản của gia súc và kết hợp với kiểm tra hàm lượng Progesterone, đề tài đã phân loại được một số nguyên nhân chính gây bệnh. Kết quả cụ thể được trình bày qua bảng 1:

 

Bảng 1: Phân loại nguyên nhân gây bệnh

Kết quả theo bảng 1 cho thấy:

Thể trạng kém:

Qua kiểm tra khẩu phần thức ăn hàng ngày cho thấy chế độ nuôi dưỡng kém, thức ăn không đầy đủ dinh dưỡng, thiếu thức ăn thô xanh, thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung và các nguyên tố vi lượng. Từ đó làm cho chức năng sinh sản của bò bị đình trệ, biểu hiện không lên giống hoặc lên giống yếu, phối nhiều lần không kết quả.

Buồng trứng và tử cung kém phát triển:

Khi khám trực tràng thấy tử cung nhỏ, mềm nhão, kém đàn hồi, buồng trứng nhỏ, dẹt, nhẵn trơ. Bò mắc bệnh này hàm lựơng Progesterone trong máu luôn thấp, buồng trứng kém hoạt động nên không có nang trứng phát triển, chín và rụng do đó bò thường thể hiện không lên giống hoặc lên giống yếu, phối nhiều lần không có kết quả mặc dù thể trạng bò tốt.

Tồn lưu thể vàng:

Kiểm tra qua trực tràng phát hiện thấy có thể vàng nhô lên trên bề mặt của buồng trứng. Để có kết luận chẩn đoán chính xác phải kiểm tra buồng trứng nhiều lần trong những thời gian khác nhau. Nếu gia súc một thời gian dài không xuất hiện triệu chứng của động dục, không chửa mà thể vàng vẫn tồn tại trên buồng trứng thì đó là thể vàng bệnh lý. Bò mắc bệnh này hàm lượng Progesterone trong máu cao cho nên bò cái không thể động dục.

U nang buồng trứng:

Khi khám qua trực tràng sờ thấy buồng trứng nổi lên những bọc nước to bùng nhùng. Bò mắc bệnh này hàm lượng Oestrogen trong máu luôn cao cho nên bò cái biểu hiện loạn dục, động dục kéo dài, động dục không theo chu kỳ, phối nhiều lần không chửa.

Viêm nhiễm đường sinh dục:

Kiểm tra âm đạo bằng dụng cụ mỏ vịt, phát hiện có mủ, dịch viêm hoặc niêm mạc biểu hiện viêm nhiễm. Kiểm tra qua trực tràng sờ thấy tử cung to, cứng, kém đàn hồi, tích mủ hoặc niêm dịch viêm. Bò mắc bệnh viêm tử cung thì niêm mạc tử cung bị tổn thương nên phối giống không chửa.

2. Kỹ thuật tác động và các biện pháp điều trị

Căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh, trạng thái bệnh lý, đề tài đã thực hiện một số biện pháp kỹ thuật để điều trị bệnh chậm sinh. Kỹ thuật tác động được thể hiện qua bảng 2.

 

Bảng 2: Kỹ thuật và biện pháp gây động dục (Xem bảng 2)

Kỹ thuật tác động đối với bò thể trạng kém

Sử dụng cỏ xanh cho ăn tự do (khoảng 30 kg/ngày/con – tương đương 8- 10% trọng lượng cơ thể), có thể thay cỏ bằng rơm: 1kg rơm (không ủ) thay 2kg cỏ tươi.

- Sử dụng thức ăn hỗn hợp:

+ Đối với bò tơ dùng 2kg thức ăn hỗn hợp.

+ Đối với bò chửa dùng 3kg thức ăn hơn hợp .

+ Đối với bò vắt sữa lượng thức ăn hỗn hợp bằng sản lượng sữa (lít/ngày) x 0,4kg

+ Khoáng chất, đá liếm... bổ sung thường xuyên.

Kỹ thuật tác động với bò có tử cung buồng trứng kém phát triển:

Thể bệnh nhẹ: Dùng Oestradiol + Huyết thanh ngựa chửa (PMSG)

Ngày thứ nhất

Tiêm huyết thanh ngựa chửa (PMSG): 10 - 15 ĐVC/kgP

Oetradiol: 8mg/con

Sau khi tiêm theo dõi động dục và phối giống nếu bò vẫn không động dục thì đến ngày thứ 7 kiểm tra lại tử cung buồng trứng và tiêm nhắc lại với liều như trên.

Bò cái tơ: Dùng CIRD đặt âm đạo (1 vòng/con) , Khi đặt vòng vào âm đạo sau 8-10 ngày thì lấy ra, phối giống khi bò động dục.

Bò cái đã sinh sản: Dùng PRID đặt âm đạo (1 vòng/con) Khi đặt vòng vào âm đạo sau 10 - 12 ngày thì lấy ra, phối giống khi bò động dục.

Kỹ thuật tác động đối với bò có thể vàng tồn lưu:

Dùng Enzaprost (PGF2a): 25mg/con. Tiêm và theo dõi động dục, phối giống. Nếu không lên giống có thể tiêm nhắc lại sau 11 ngày với liều như trên.

Kỹ thuật tác động với bò có U nang buồng trứng.

Dùng HCG: 3.000-3.500 UI/ con. Tiêm và theo dõi động dục, phối giống. Nếu bò vẫn động dục, phối giống không chửa thì đến

 

ngày thứ 10 kiểm tra lại buồng trứng và tiêm nhắc lại với liều như trên.

Kỹ thuật tác động với bò bị viêm nhiễm đường sinh dục:

+ Lugol, HANIODINE 1‰ : 3- 5 lít. Thụt rửa tử cung;

+ Kháng sinh: Norfloxacin, Oxytetracyline: 3-4gr pha dung địch bơm lưu tử cung.

Điều trị 4-5 ngày, khỏi viêm, theo dõi động dục và phối giống.

3. Kết quả điều trị bệnh chậm sinh, vô sinh

Kết quả tác động kỹ thuật được thể hiện qua bảng 3.

Bảng 3. Kết quả điều trị bệnh chậm sinh, vô sinh (xem bảng 3)

Qua kết quả thể hiện ở bảng 3 có 92 bò thụ thai, đạt tỷ lệ bình quân 72,44%. Từ những kết quả trên cho thấy muốn điều trị có kết quả tốt, trong từng trường hợp cụ thể phải chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh chính xác và biện pháp tác động kỹ thuật thích hợp thì tỷ lệ lên giống và tỷ lệ thụ thai mới đạt kết quả cao.

Để Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa của tỉnh triển khai có hiệu quả tốt, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:

- Công tác giống và chọn con giống phải được quan tâm đúng mức nhằm nâng cao chất lượng đàn bò;

- Tổ chức giám định đánh giá chất lượng bò, khuyến cáo loại thải và thay thế đàn một cách hợp lý;

- Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, xét nghiệm và có kế hoạch đào tạo cán bộ

kỹ thuật chuyên sâu;

- Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật phòng trị bệnh chậm sinh, vô sinh; khám sản khoa thường xuyên ở các hộ chăn nuôi.

Nguồn: dostbinhdinh.org.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác