Góc nhìn chuyên gia

Tiện nghi hiệu quả cho bò sữa (P2)

XIII. Uống nước

 

90% của sữa là nước, vì vậy sẽ không có gì ngạc nhiên khi lượng nước uống của bò có ảnh hưởng lớn đến sản lượng sữa. Khi nước sạch được cung cấp hợp lý, bò sẽ uống nhiều hơn, ăn nhiều hơn và tạo ra nhiều sữa hơn. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng khối lượng nước được dùng lại rất lớn. Một kg chất khô thu vào sử dụng đến 5 lít nước. Bò cần ít nhất 3 lít nước để tạo ra một lít sữa. Điều này có nghĩa là những con cao sản cần hơn 150 lít nước mỗi ngày. Nếu khí hậu nóng và khô, lượng nước này có thể cao hơn.

Bò thích uống nước nhanh - có thể đến 20 lít mỗi phút. Nếu không đạt được mức này, lượng nước hấp thụ vào có thể giảm đi và sản lượng sữa sẽ bị ảnh hưởng. Lượng nước hấp thụ giảm 40% có thể làm giảm sản lượng sữa khoảng 25%. Điều quan trọng là phải đáp ứng được toàn bộ nhu cầu nước uống của chúng. Bò thích uống nước khi chúng ăn và ngay sau khi vắt sữa. Chúng thích có diện tích bề mặt nước lớn và phẳng lặng, nơi chúng có thể uống nhanh và không bị stress. Hành vi uống nước tự nhiên này làm chúng ăn nhiều hơn, thậm chí uống nhiều hơn và do đó làm tăng sản lượng sữa.

Không gian

Cần có khoảng 3 đến 4 mét xung quanh máng nước để chúng không chen lấn, húc đẩy nhau. Điều này rất quan trọng để giúp những con yếu thế có thể uống nước mà không sợ bị những con chiếm ưu thế đẩy ra khỏi máng nước.

Nhiệt độ

Có nhiều ý kiến khác nhau về nhiệt độ tối ưu để đạt được sản lượng sữa cao nhất. Hỗu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng nhiệt độ tối ưu cho nước uống là khoảng 15 đến 17 độ. ở nhiệt độ này bò sẽ hấp thụ được lượng nước nhiều nhất.

Độ sạch của nước

Đừng quên rằng công việc đơn giản như làm vệ sinh máng nước ít nhất mỗi tuần một lần có thể ảnh hưởng đến sản lượng sữa. Bò thích uống nước sạch, mát. Thậm chí chúng còn nhạy cảm với chất lượng nước hơn con người. Khi đi ngang qua máng nước, hãy tự hỏi xem bạn có uống được loại nước đó không. Nếu câu trả lời là "không" thì cần phải làm sạch loại nước đó.

 

Chất lượng nước

Chất lượng nước có thể được hiểu là mức độ các vi khuẩn, hóa chất và các vật chất hữu cơ và khoáng chất. Điều không may là đôi lúc một lượng chất ô nhiễm được xem là chấp nhận được vẫn có thể có ảnh hưởng không tốt đến bò vì chúng rất nhạy cảm với các vấn đề về chất lượng nước. Nếu không biết chắc được chất lượng nước, nên lấy một số mẫu đi phân tích. Lấy các mẫu này từ máng hoặc chậu nước uống; không phải là lấy từ giếng. Cần phải có thao tác phù hợp với các mẫu này. Sử dụng thùng đựng do phòng thí nghiệm cung cấp. Các mẫu dùng để phân tích vi sinh nên được giữ lạnh (trong nước đá) và giao cho phòng thí nghiệm trong vòng 6 giờ.

Nên phân tích nước ít nhất mỗi năm một lần cho dù các vấn đề phát sinh là nhiều hay ít. Duy trì các kết quả phân tích tốt sang năm kế tiếp nếu cần thiết để có thể phát hiện được ô nhiễm.

Cấp nước và nguồn nước

Nên sử dụng máng nước thay vì chậu nước trong các hệ thống đi lại tự do. Trong một nhóm bò nên có hai máng nước để cả những con yếu thế trong đàn cũng có thể uống được. Mỗi máng nước nên chứa khoảng 200 đến 300 lít và dòng chảy nên là 10 lít mỗi phút. Lượng nước trong máng có thể giảm 100 lít nếu tốc độ chảy là 20 lít mỗi phút.

Theo các nghiên cứu tại các trang trại, độ dài của các máng nước nên là 5 cm mỗi con và độ cao tối ưu là từ 60 đến 90 cm. Nên giảm chiều cao từ 5 đến 8 cm cho bò Jersey. Độ sâu của nước nên tối thiểu là 8 cm và cho phép bò ngâm mõm vào từ 2 hoặc 2.5 đến 5 cm. Nên có ít nhất một máng nước cho 15 đến 20 con hoặc tối thiểu là 60 cm mỗi máng nước cho 20 con. Cần có ít nhất hai nguồn nước trong khu vực nghỉ ngơi cho mỗi nhóm bò. Trong các hệ thống nhốt cố định thì điều rõ ràng là mỗi con phải có một chậu nước.

Qui hoạch và bố trí chuồng

Bò đang cho sữa nên ở gần nguồn cung cấp nước, đặc biệt là trong thời gian bị stress nhiệt hoặc nhiệt độ quá lạnh và bề mặt chuồng bị đóng băng. Trong các điều kiện này, cố gắng đặt nguồn nước sạch nơi khu vực nghỉ ngơi mát mẻ hoặc mái che và trên độ dốc an toàn nếu chuồng bị đóng băng. Không để quá nhiều nước tù đọng trong các khu chuồng vì có thể làm tăng khả năng bị viêm vú và các chứng bệnh khác. Bò có khuynh hướng uống hầu hết lượng nước chúng cần trong ngày vào khoảng thời gian trước và sau khi vắt sữa, vì thế nên bố trí nước trong khu vực cho ăn và trên lối đi từ xưởng vắt về, hoặc cạnh lối ra của hệ thống vắt sữa hoàn toàn tự động. Nhiều người chăn nuôi đã đặt các máng nước gần lối ra của xưởng vắt hoặc trong xưởng vắt. Để tránh khả năng nước bị nhiễm phân, không nên lắp các chậu nước quá thấp.

Hành vi tự nhiên

Cũng như con người, bò thích ăn sau đó là uống. Máng nước cần dễ tiếp cận, trong khoảng 15 mét từ nơi ăn.

Phân cấp

Nghiên cứu đã cho thấy những con yếu thế trong đàn sử dụng chậu nước ít hơn những con hung hăng. Những con yếu thế thường tiêu thụ ít nước và thức ăn hơn nên sữa được tạo ra có ít mỡ hơn. Các quan hệ xã hội như thế có thể quan trọng đối với người chăn nuôi dạng nuôi chuồng hoặc nhốt cố định và cho hai con sử dụng cùng một chậu nước. Đôi khi chỉ cần di chuyển bò từ một ngăn chuồng này sang một ngăn chuồng khác cũng giải quyết được vấn đề.

XIV. Cho ăn

Khả năng di truyền của bò sữa hiện nay rất cao và vẫn còn đang tăng lên. Đó là lý do các kế hoạch cho ăn và thức ăn ngày càng trở nên quan trọng. Một điều gần như ai cũng biết là lượng sữa được sản xuất ra phụ thuộc chủ yếu vào số lượng và chất lượng thức ăn mà bò ăn vào.

Cũng có thể tác động đến thành phần của sữa thông qua cách cho ăn. Vì bò thường bị thiếu dinh dưỡng vào đầu chu kỳ sữa nên cần có một chế độ ăn cân bằng và tăng đối đa lượng chất khô hấp thụ. Một chế độ ăn không cân bằng làm tăng nguy cơ xuất hiện các rối loại chuyển hóa chất và giảm cân do đó tạo ra một tác động bất lợi lên sản lượng sữa. Những con được cho ăn hợp lý và khỏe mạnh sẽ chuyển tiếp từ giai đoạn cạn sữa sang giai đoạn đỉnh sữa dễ dàng hơn.

 

Bò là loài nhai lại với bao tử có bốn ngăn, ngăn lớn nhất gọi là dạ cỏ. Cùng với dạ tổ ong, dạ cỏ có dung tích khoảng 150 đến 200 lít. Trong hệ thống tiêu hóa này có hàng tỷ vi sinh vật. Các vi sinh vật này giúp bò tiêu hóa và sử dụng dinh dưỡng trong thức ăn. Để đạt được hiệu quả sử dụng thức ăn và sản lượng sữa cao, các vi sinh vật phải ở trong điều kiện tối ưu. Cho bò ăn bao gồm việc cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn trong dạ cỏ. Cho ăn nhiều lần trong ngày sẽ giúp cho bò năng động. Chúng sẽ được khuyến khích ăn, uống một ít nước sau đó nằm nghỉ trong ngăn chuồng.

Không gian

Điều đầu tiên cần tính đến là khoảng không gian của khu vực cho ăn. Nên có khoảng 60 đến 76 cm mỗi con (ít nhất là 85 cm ở những nơi khí hậu nóng) và đủ chỗ cho tất cả đến cùng ăn một lúc. Có hai lý do chính để làm điều này, một là: nguyên nhân rất rõ ràng là hầu hết bò cái tơ sinh lần đầu tiên có thói quen ăn uống khác với bò đã sinh nhiều lần. Chỉ ở các hệ thống cung cấp thức ăn liên tục và bò có một qui trình làm việc khác (như hệ thống vắt sữa hoàn toàn tự động) mới có khả năng có ít không gian hơn do bò tập trung ở hàng rào. Bò cái tơ sinh con lần đầu tiên sẽ có khuynh hướng ăn ít đi ở mỗi lần ăn nhưng lại đến khu vực ăn nhiều lần hơn để ăn làm nhiều lần. Vì thế nếu không có đủ diện tích ở nơi cho ăn thì bò cái tơ sinh con lần đầu tiên sẽ là những con bị loại ra.

Thông gió

Cung cấp không khí sạch trong khu vực cho ăn rất quan trọng. Khi thời tiết nóng (trên 200C), nếu bố trí quạt gần máng ăn sẽ giúp giảm stress nhiệt và làm cho bò thích ăn hơn. Khi nhiệt độ lên cao hơn 250C bò sẽ ăn ít đi. Cung cấp không khí sạch sẽ giúp bò hô hấp dễ dàng hơn và làm bò mát hơn. Điều này cũng giúp tránh ruồi nhặng ở khu vực cho ăn.

 

Qui hoạch và bố trí chuồng

Cảm giác dễ chịu ở khu vực cho ăn là điều rất quan trọng của công tác quản lý cho ăn vì bò cảm thấy thoải mái sẽ đến khu vực ăn nhiều lần hơn. Tất cả các khu vực cho ăn đều phải có mái che, tránh cho bò không bị ánh nắng chiếu trực tiếp, mưa hoặc tuyết và tăng thời gian sử dụng của cỏ khô. Khi thời tiết nóng, lượng chất khô hấp thụ thường giảm sút, lắp đạt quạt thổi tại khu vực máng ăn sẽ giúp duy trì được lượng thức ăn hấp thụ. Một điều cuối cùng có thể làm để cải thiện cảm giác thoải mái của bò ở khu vực máng ăn là đặt các tấm cao su trong khu vực cho ăn gần máng. Các tấm cao su sẽ cung cấp một lớp đệm cho bàn chân và chân bò để giúp chúng đứng thoải mái hơn, thời gian ăn sẽ lâu hơn.

Tư thế ăn tự nhiên

Bò có kết cấu cơ thể để gặm cỏ. Vì lý do này, nhiều chuyên gia đã đề nghị bò nên ăn ở tư thế như khi chúng ăn cỏ ngoài tự nhiên. Khi bò ăn đầu chúng cúi xuống sẽ giúp tạo ra nhiều nước bọt hơn làm tăng khả năng đệm của dạ cỏ nhằm tránh nồng độ axít lên quá cao. Máng ăn nên cao hơn mặt sàn từ 10 đến 15 cm nơi bò đứng. Không nên để chúng phải quì gối khi ăn cũng không nên phải bước về phía trước để đến máng ăn. Không nên để chúng cọ cổ vào thanh chắn khi đang ăn, vì thế nên để thanh chắn cổ có chiều cao phù hợp nhằm tạo ra đủ không gian cho chúng ăn. Một giải pháp là nghiêng rào chắn máng ăn 10 độ về phía máng ăn sẽ không tạo áp lực lên ngực bò khi chúng đứng ăn. Điều này rất dễ làm và tăng cảm giác thoải mái, nếu hàng rào máng ăn không đáp ứng đủ chiều cao theo tiêu chuẩn hiện tại.

 

Số lần cho ăn và thức ăn thô xanh

Các nghiên cứu ở Đại học Michigan State cho thấy bò được nuôi trong các chuồng nhốt cố định ăn khoảng 15 lần mỗi ngày. Những con ăn nhiều lượng chất khô hơn không ăn nhiều bữa. Lượng thức ăn mỗi bữa của chúng sẽ nhiều hơn. Những con bò tốt nhất trong nghiên cứu này đã ăn 2, 3kg mỗi lần ăn và những con tệ nhất ăn 1, 7kg mỗi lần ăn. Những con ăn nhiều hơn cũng ăn nhanh hơn. Thời gian ăn trung bình mỗi lần ăn là 27 phút. Chúng dành khoảng 5 giờ mỗi ngày để ăn.

Thói quen ăn của bò cái tơ sinh lần đầu tiên cũng khác với những con trưởng thành. Bò cái tơ thích đến máng ăn nhiều lần hơn trong khi lượng thức ăn ở mỗi lần ăn lại ít hơn những con trưởng thành.

Để đảm bảo cung cấp đủ lượng thức ăn ở máng cần kiểm tra lượng thức ăn còn sót lại trong máng (lượng thức ăn còn sót lại tốt nhất là ba đến bốn phần trăm) sau mỗi lần cho ăn. Thông thường, sẽ có một số lượng thức ăn thô xanh ít ngon miệng hơn, bị hư hoặc có chất lượng kém hơn phần còn lại do đó bò sẽ loại các thức ăn này ra không ăn. Loại thức ăn này có thời gian tiêu hóa dài hơn. Chúng sẽ làm giảm lượng thức ăn hấp thụ và cuối cùng là giảm sản lượng sữa. Nếu bò bắt buộc phải ăn những thức ăn còn thừa lại trong máng, chúng sẽ ăn không đủ. Cách tốt nhất để đánh giá là kiểm tra thức ăn một giờ trước khi cho ăn lần kế tiếp theo kế hoạch. Nên có một lớp thức ăn mỏng còn sót lại và lượng thức ăn này phải giống như với loại thức ăn trộn hỗn hợp hoặc thức ăn đang cho ăn - không chỉ là những đoạn thức ăn dài hoặc lõi ngô còn sót lại vì nếu như thế có nghĩa là bò sẽ ăn nhiều hơn nếu có đủ thức ăn cho chúng.

Kế hoạch cho ăn

Cho ăn kiểu cào bằng là dạng cho ăn mà tất cả các con đều ăn cùng một lượng thức ăn tinh trong toàn bộ hoặc một phần chu kỳ sữa. Thức ăn tinh được giới hạn ở một mức nhất định trong khi thức ăn thô xanh thì có thể được cho ăn theo ý thích của bò.

Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng tùy thuộc vào giai đoạn cho sữa. Vì tỷ lệ thức ăn tinh là cố định nên cách cho ăn cào bằng tùy thuộc vào việc huy động mỡ. Lượng dinh dưỡng dư thừa trong giữa và cuối chu kỳ được giữ lại dưới dạng mỡ của cơ thể. Bò sẽ sử dụng lượng mỡ này khi nhu cầu tăng cao, thường là vào đầu chu kỳ. Việc huy động mỡ vào đầu chu kỳ có thể gây ra chứng ketosis ở những con cao sản. Với cách cho ăn cào bằng bò thường ăn không đủ vào đầu chu kỳ và ăn quá nhiều vào cuối chu kỳ. Cách cho ăn cào bằng thường thấy ở các quốc gia sử dụng hình thức sản xuất sữa theo kiểu chăn thả và có diện tích đồng cỏ lớn như Tân Tây Lan, Ac-hen-ti-na, Ai Len và úc.

Cho ăn theo nhu cầu / cho ăn theo sản lượng

Trong khi cách cho ăn cào bằng tùy thuộc vào việc huy động mỡ thì cách cho ăn theo nhu cầu /sản lượng nhắm đến việc cung cấp cho bò các loại dinh dưỡng cần thiết của giai đoạn cho sữa. Cách cho ăn theo nhu cầu /sản lượng thường thấy ở những nơi sử dụng phương pháp sản xuất sữa tập trung. Ưu điểm của phương pháp này là bò có được thể trạng phù hợp và mỗi con có một cơ hội phù hợp để đạt được khả năng sản xuất cao nhất. Động cơ để làm việc này là rất rõ ràng. Mỗi lít sữa tăng thêm trong giai đoạn đỉnh sữa của chu kỳ có thể làm tăng lên 200 lít sữa của toàn bộ chu kỳ.

Phân cấp

Trong các điều kiện khi có sự cạnh tranh (như thiếu không gian và thức ăn), cách cho ăn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sữa. Việc cạnh tranh tại nơi máng ăn sẽ tăng lên cao nhất khi bò từ xưởng vắt trở về và khi thức ăn mới được đưa vào.Vào thời điểm nào, những con chiếm ưu thế sẽ đòi hỏi được ưu tiên khi ăn. Những con yếu thế hơn sẽ ít tiếp cận được với máng ăn hơn nên chúng sẽ ăn ít đi hoặc ăn khi mức độ cạnh tranh tại máng ăn giảm đi.

Kiểm tra dạ cỏ

Kiểm tra dạ cỏ (cũng còn được gọi là kiểm tra vết lõm dạ cỏ khi đói) là cách kiểm tra lượng thức ăn ăn vào vào tốc độ di chuyển của thức ăn ở từng con. Đứng phía sau bò và nhìn vào mạn sườn bên trái để đánh giá mức đầy đặn của dạ cỏ. Mức độ này cho biết lượng thức ăn đưa vào, tốc độ lên men và tốc độ di chuyển của thức ăn khi đi qua hệ tiêu hóa. Quá trình lên men và tốc độ di chuyển tùy thuộc vào hàm lượng và thuộc tính chất của thức ăn. Tốc độ di chuyển của thức ăn bao gồm loại thức ăn có tốc độ lên men nhanh hay chậm, kích cỡ hạt thức ăn và sự cân bằng giữa các thành phần thức ăn khác nhau trong dạ cỏ.

Điểm 1

Mạn sườn bên trái lõm sâu vào. Lớp da bên dưới các đốt xương thắt lưng lõm vào trong. Nếp gấp lừ xương chậu đi thẳng xuống. Vùng lõm phía sau đốt xương sườn ngắn cuối cùng sâu hơn một bàn tay. Nếu nhìn từ bên hông, phần mạn sườn này có hình chữ nhật. Bò hầu như ăn rất ít hoặc không ăn. Điều này có thể do bị bệnh đột ngột, thức ăn không đủ hoặc không ngon miệng

 

Điểm 2

Lớp da dưới các đốt xương thắt lưng lõm vào trong. Nếp gấp da từ xương chậu chạy chạy xiên về phía đốt xương sườn ngắn cuối cùng. Vùng lõm phía sau đốt xương sườn ngắn cuối cùng có độ sâu khoảng một bàn tay. Nếu nhìn từ bên hông, phần mạn sườn này có hình tam giác. Điểm này thường thấy ở những con mới vừa sinh con được một tuần. Nếu vào chu kỳ sữa thì đây là dấu hiện ăn không đủ hoặc tốc độ di chuyển của thức ăn quá nhanh

Điểm 3

Lớp da dưới các đốt xương thắt lưng đi thẳng xuống khoảng một bàn tay và sau đó cong ra ngoài. Không nhìn thấy nếp gấp da từ xương chậu. Vùng lõm phía sau đốt xương sườn ngắn cuối cùng có thể nhìn thấy vừa phải. Đây là điểm dành cho những con đang cho sữa, có lượng thức ăn phù hợp và thời gian thức ăn lưu lại trong dạ cỏ phù hợp.

Điểm 4

Lớp da dưới các đốt xương thắt lưng cong ra ngoài. Không có vùng lõm phía sau đốt xương sườn ngắn cuối cùng. Đây là điểm dành cho những con đang vào cuối chu kỳ và cho bò đang cạn sữa. 

Điểm 5

Không nhìn thấy các đốt xương thắt lưng vì dạ cỏ bị lấp đầy. Lớp da phía trên bụng khá căng. Sự chuyển tiếp giữa mạn sườn và xương sườn không thể nhìn thấy. Đây là điểm phù hợp cho bò đang cạn sữa. 

Nguồn: D. Zaaljer, W.D.J. Kremer, J.P.TM. Noordhuizen (2001), trong J. Hulsen, Các dấu hiệu của bò.

Các bề mặt nơi đứng ăn

Bò thích đứng ăn từ mặt đất hơn là ăn ở các máng ăn được nâng cao lên. Điều kiện của bề mặt nơi đứng ăn có thể ảnh hưởng đến lượng chất khô hấp thụ. Máng ăn phải có bề mặt phẳng. Các bề mặt không có đường rãnh hoặc lỗ hổng khiến thức ăn bị nhét vào đó sẽ dễ vệ sinh và giúp giảm thiểu thức ăn bỏ phí, nấm mốc và mùi khó chịu. Tránh tình trạng lầy lội và phân dồn đống ở khu vực xung quanh máng ăn. Các điều kiện này có thể làm giảm sự ngon miệng của khẩu phần là làm tăng khả năng lây lan bệnh tật.

Tính điểm phân

Tính điểm phân là công cụ giúp đánh giá thức ăn được tiêu hóa đến mức nào, thức ăn có cân bằng về mặt dinh dưỡng không (protein, xơ thô và hydrat các -bon) cũng như có uống đủ nước không.

Tính điểm phân

Điểm 1

Loại phân này rất loãng và có độ sệt của loại súp đậu. Loại phân này có thể thực sự tạo thành một "vòi nước" từ mông của bò khi đi tiêu. Quá nhiều protein hoặc tinh bột, quá nhiều khoáng chất hoặc thiếu chất xơ có thể tạo ra thang điểm này. Lượng urê dư thừa trong phần ruột sau có thể tạo ra một áp lực thấm hút nước vào trong phân. Bò bị tiêu chảy sẽ có điểm phân này.

Điểm 2

Phân có vẻ chảy sệt và không thành đống. Chiều dày phân khoảng 2 cm và bắn tung tóe khi rơi xuống nền đất hoặc bê tông. Bò được cho ăn cỏ tươi thường có loại phân này. ít chất xơ hoặc không có chất xơ chức năng cũng dẫn đến điểm phân này.

 

Điểm 3

Đây là điểm phân tối ưu! Phân có dạng cháo đặc và dày khoảng 4 đến 5 cm, có nhiều vòng đồng tâm, ở giữa có vết lõm hoặc gợn lăn tăn nhỏ tạo ra tiếng lõm tõm khi rơi xuống sàn và bám vào dày của người chăn nuôi.

 

Điểm 4

Phân dày hơn và bám vào giày, vun thành đống hơn 5 cm. Bò cạn sữa và bò cái tơ có độ tuổi lớn có thể có loại phân này (thức ăn có chất xơ thô chất lượng thấp và/ hoặc thiếu protein). Bổ sung nhiều thức ăn hạt hơn hoặc protein có thể làm giảm điểm phân này.

 

Điểm 5

Phân trông giống các bánh phân đặc. Thức ăn có thành phần chính là rơm hoặc thiếu nước có thể tạo ra điểm phân này. Bò có hệ thống tiêu hóa bị tắc có thể tạo ra loại phân này. 

Nguồn: D. Zaaijer, W.D.J Kremer và J.P.T.M Noorhuizen

 

Tính điểm tiêu hóa (cảm nhận bằng tay)

Điểm 1. Phân có cảm giác như dạng sữa kem và đồng nhất. Không nhìn thấy rõ các mẫu thức ăn chưa được tiêu hóa hết.

Điểm 2. Phân có cảm giác như sữa kem và đồng nhất. Có thể nhìn thấy một số mẩu thức ăn chưa được tiêu hóa hết.

Điểm 3. Phân không đồng nhất. Có thể nhìn thấy một số mẩu thức ăn chưa tiêu hóa hết. Sau khi bóp các ngón tay, trên tay đọng lại một ít xơ chưa tiêu hóa hết.

Điểm 4. Các mẩu thức ăn chưa tiêu hóa hết lớn hơn và nhìn thấy rõ ràng hơn. Trên ngón tay sẽ đọng lại một cục thức ăn chưa tiêu hóa sau khi bóp phân trong tay.

Điểm 5. Nhìn thấy rõ các mẩu thức ăn trong phân. Các thành phần chưa tiêu hóa của khẩu phần lộ rõ.

XV. Thông gió

Qui hoạch chuồng

Thông gió của kết cấu chuồng bò sữa cho dù là bê mới sinh hoặc chuồng bò đang cho sữa là rất quan trọng và cần tập trung vào việc cung cấp không khí sạch. Bò sữa cần có nguồn không khí sạch, mát mẻ để đạt được sản lượng cao nhất. Độ ẩm cao, khí phát sinh từ phân, vi khuẩn gây bệnh và mật độ bụi trong các kết cấu được thông gió kém hoặc không được thông gió sẽ là môi trường bất lợi cho sức khỏe. Không khí hôi thối cũng ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sữa.

Hệ thống thông gió cho bò sữa nên giảm độ ẩm cao vào mùa đông và lấy đi nhiệt độ cao trong mùa hè. Các vách ngăn và mặt trước của các ngăn chuồng nên để mở đủ để cho không khí chuyển động ngang qua thân bò. Nên kiểm tra để phát hiện hơi nước đọng và những nơi hư hỏng do độ ẩm cao, đặc biệt là trên mái chuồng. Mạng nhện thường là dấu hiệu của việc không khí lưu thông không tốt. Các dấu hiệu khác là mùi nước tiểu, bò ho nhiều, mũi chảy nước, thở dốc, miệng mở to. Trong một chuồng được thông gió tốt, khi luồn tay vào trong lớp lông sẽ không có cảm giác ẩm ướt.

Thông gió tốt bao gồm việc trao đổi không khí trong chuồng với không khí sạch bên ngoài chuồng. Tốc độ trao đổi không khí tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau gồm điều kiện không khí bên ngoài (nhiệt độ và độ ẩm môi trường), số lượng bò và mật độ chăn nuôi. Một hệ thống được thiết kế và quản lý phù hợp sẽ làm cho không khí trong chuồng gần như tương đương với không khí bên ngoài trong cả năm. Mật độ khí sinh từ phân, bụi bặm và vi khuẩn gây bệnh nên ở mức thấp và độ ẩm tương đối nên bằng độ ẩm bên ngoài. Các quạt treo trên ngăn chuồng hoặc lối đi không làm cho không khí trao đổi với bên ngoài được và không thể thay thế cho một hệ thống thông gió được thiết kế và quản lý tốt.

Stress nhiệt

Tác động của stress nhiệt lên điều kiện sinh lý và khả năng sinh sản của bò sữa đã được hình thành rõ ràng. Dấu hiệu đầu tiên của stress nhiệt xuất hiện ở nhiệt độ 200C, đó là bò đổ mồ hôi và thở dốc. Sản lượng sữa có thể giảm 10%. Các nghiên cứu (7) cho thấy stress nhiệt vào cuối thời gian mang thai sẽ làm giảm trọng lượng của bê và sau đó là giảm sản lượng sữa. Bò cạn sữa được ở trong bóng mát sẽ sinh ra bê có trọng lượng lớn hơn và sản lượng sữa cao hơn những con không sống trong bóng râm. Phản ứng sinh học đối với các hình thức stress khác như mật độ nhốt cao, thông gió kém, lớp đệm chân và thiết kế ngăn chuồng không đúng qui cách chưa được thiết lập rõ ràng cho bò sữa.

Quản lý

Làm sao kiểm soát được việc trao đổi không khí để giới hạn nhiệt độ trong khoảng năm độ so với nhiệt độ không khí bên ngoài? Điều này tùy thuộc vào loại hệ thống thông gió được sử dụng. Với thông gió tự nhiên, phải đảm bảo mái hiên mở đủ rộng. Trong điều kiện thời tiết quá lạnh, khoảng mở mái hiên nên ở khoảng 5 cm. Khi nhiệt độ bên ngoài lên cao, sẽ mở rộng hơn nữa. Nếu gió thổi mạnh, phải đóng mái hiên nhiều hơn những ngày lặng gió. Cũng phải đảm bảo nóc nhà được mở khoảng 5 cm cho mỗi ba mét chiều rộng chuồng và khoảng mở của mái hiên cũng mở 50% khoảng mở này. Đối với chuồng rộng 30 mét, mái hiên nên mở 50 cm cho mỗi bên. Công tác thông gió tự nhiên cũng đem lại hiệu quả cao nhất khi độ dốc mái là 1/3 (dài 30 cm và cao 10 cm). Với hệ thống thông gió bằng cơ khí, nên sử dụng quạt liên tục để duy trì chất lượng không khí. Cần sử dụng các bộ điều nhiệt để kiểm tra các quạt khác. Điều chỉnh các bộ điều nhiệt để chúng duy trì nhiệt độ không khí càng thấp càng tốt trong khi vẫn làm cho bò cảm thấy dễ chịu. Điều chỉnh lượng không khí vào trong chuồng có tỷ lệ phù hợp với mức thông gió do các quạt cung cấp. Hệ thống hút gió vào nên hướng dòng không khí ra khỏi thân gia súc để tránh gió lò trong mùa đông.

 

 

XVI. ánh Sáng

Sản lượng

<
Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác