Góc nhìn chuyên gia

Tiện nghi hiệu quả cho bò sữa (P3)

XVI. ánh Sáng

Sản lượng

ánh sáng là một đặc điểm môi trường quan trọng của các công trình chăn nuôi bò sữa. Chiếu sáng phù hợp có thể cải thiện được hiệu quả và cung cấp môi trường làm việc dễ chịu cũng như an toàn hơn. Bò sữa được cung cấp ánh sáng liên tục 16 giờ mỗi ngày sẽ tăng sản lượng từ 5 đến 16% (trung bình là 8%) với lượng thức ăn hấp thụ tăng 6% và duy trì được mức sinh sản, khi so sánh với những con có thời gian tiếp xúc với ánh sáng ít hơn. Việc chuyển đổi khoảng thời gian tiếp xúc với ánh sáng này không thể làm đột ngột mà phải chuyển tiếp từ từ trong khoảng từ hai đến bốn tuần và phải đảm bảo các điều kiện dinh dưỡng cũng như quản lý là chấp nhận được.

Tóm tắt về thời gian tiếp xúc với ánh sáng tăng lên sản lượng sữa ở bò đang cho sữa Milk (kg/day) = sữa (kg/ngày)

 

Nguồn: Dahl, G.E. & D. Patitclerc: Quản lý thời gian tiếp xúc với ánh sáng của bò sữa  để cải thiện sản lượng và sức khỏe.

Tóm tắt của 10 nghiên cứu quan sát hiệu quả của tác động do tăng thời gian tiếp xúc với ánh sáng lên sản lượng sữa của bò đang cho sữa. Các thanh bôi đen cho biết sản lượng sữa trung bình mỗi ngày (kg/ngày) của bò có thời gian tiếp xúc với ánh sáng trung bình (từ 8 đến 13, 5 giờ mỗi ngày; thuộc nhóm kiểm soát), các thanh không bôi đen cho thấy sản lượng sữa trung bình (kg/ngày) của những con được tiếp xúc với ánh sáng lâu hơn (16 đến 18 giờ mỗi ngày).

Hệ thống chiếu sáng tốt nhất cung cấp mức độ và chất lượng ánh sáng với chi phí thấp nhất, Nên sử dụng ánh sáng huỳnh quang hoặc đèn halogen kim loại có chỉ số chuyển màu là 80 hoặc cao hơn cho văn phòng và khu vực vắt sữa. Trong các chuồng nhốt hoặc ngăn chuồng cố định có chiều cao khung thấp nên sử dụng đèn huỳnh quang. Việc lắp đặt và vận hành của hệ thống này phải được cân nhắc khi chọn loại thiết bị và kích cỡ đèn. Phải đảm bảo tuân thủ các qui tắc đi dây dành cho các công trình chứa gia súc và phải kiểm tra trước khi vận hành.

Tuyến yên trong hầu hết các động vật có vú được kiểm soát bằng lượng ánh sáng tiếp xúc với mắt mỗi ngày. Việc tiếp xúc này bao gồm cường độ và thời gian tiếp xúc. Khi được ánh sáng kích thích, tín hiệu ánh sáng sẽ truyền đến vùng dưới đồi (vùng não điều khiển thân nhiệt, cảm giác đói khát . . .) và vùng não này sẽ truyền tín hiệu trở lại tuyến yên (kích thích tuyến yên tiết ra kích thích tố). Kích thích tố do tuyến yên tiết ra này có một chất gọi là melatonin. Thời gian tiếp xúc với ánh sáng tăng sẽ làm giảm việc tổng hợp và tiết melatonin của tuyến yên. Trong tất cả các loài được nghiên cứu, melatonin được tìm thấy nhiều nhất trong dịch tủy sống, máu và nước tiểu khi cho các loài này ở trong bóng tối.

Melatonin

Vì sao melatonin lại quan trọng? Melatonin hoạt động ở não và tạo ra cảm giác uể oải ở người. Khi cảm thấy mệt và xuống tinh thần trong những ngày mùa đông ngắn là do lượng melatonin cao được tiết ra tự nhiên trong cơ thể chúng ta. ở các động vật sống theo mùa (cừu, dê v.v) mức melatonin ức chế mùa sinh sản. ở các động vật như bò sữa, ngày ngắn (ít ánh sáng: nhiều melatonin) không ức chế chức năng sinh sản nhưng chúng tạo ra tác động bất lợi lên cảm giác ngon miệng và sản lượng.

XVII. Vắt sữa

Tần suất

Vắt sữa hai lần mỗi ngày trong xưởng vắt đã là một thói quen ở nhiều quốc gia. Số lần vắt trong ngày tăng lên sẽ làm tăng sản lượng sữa nhưng phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế tùy thuộc vào giá nhân công, giá sữa, qui định về sản lượng sữa được phép sản xuất và các yếu tố khác.

Đối với tiện nghi cho bò, cách vắt sữa lý tưởng nhất là hệ thống vắt sữa hoàn toàn tự động. Bò có thể tự chọn thời gian vắt sữa và tự chọn thói quen vắt mỗi ngày. Bò được vắt sữa hoàn toàn tự động thường được vắt sữa trung bình khoảng 2, 5 đến 3 lần mỗi ngày, nhưng điều này sẽ thay đổi từ hai đến 4 lần mỗi ngày tùy theo giai chu kỳ của từng con.

Việc thay đổi số lần vắt sữa từ hai đến ba lần mỗi ngày đã cho thấy sản lượng sữa tăng. Hơn nữa, chu kỳ sữa ổn định hơn và kéo dài hơn. Lý do khiến sản lượng sữa tăng là vì khi vắt sữa nhiều lần hơn có thể tạo ra nhiều kích thích tố hơn để kích thích tuyến vú tiết ra sữa. Tuy nhiên, trong sữa có chứa một chất ức chế có tác động ngược lại làm ngưng việc tiết sữa. Do đó, nếu loại bỏ chất ức chế này càng nhiều sẽ làm cho sản lượng sữa càng cao hơn. Một phát hiện thú vị trong vấn đề này là bò có túi chứa sữa của bầu vú nhỏ sẽ nhạy cảm với tần suất vắt sữa hơn. Túi chứa sữa trong bầu vú càng nhỏ thì hiệu quả của tần suất vắt sữa lên sản lượng sữa càng cao trong khi các túi chứa sữa bầu vú càng lớn thì lại có ít phản ứng với tần suất vắt.

Stress trong chuồng vắt

Khi bò không đứng thoải mái trong chuồng vắt chúng sẽ bị stress. Các yếu tố gây stress bao gồm ruồi, sàn trơn trượt, thông gió kém, khung vắt nhỏ và người vắt sữa gắt gỏng. Phản ứng của bò đối với stress trong xưởng vắt là đi tiêu trong xưởng vắt và không tiết sữa. Rõ ràng là việc giảm các tác nhân gây stress trong thời gian vắt sữa là rất quan trọng. Qui trình vắt sữa tốt bắt đầu bằng việc sử dụng thiết bị tốt và qui trình vắt ổn định, xưởng vắt thông thoáng, thoải mái và an toàn.

Sản xuất sữa

Để minh họa quá trình sản xuất sữa của bò cái, thông thường chúng ta xây dựng biểu đồ liên hệ giữa sản lượng và thời gian để có được đường cong chu kỳ sữa. Sản lượng sữa sẽ tăng trong các tháng đầu sau khi sinh bê, sau đó là khoảng thời gian dài giảm dần. Hình dáng đường cong chu kỳ sữa sẽ thay đổi tùy con và tùy giống. Công tác cho ăn và quản lý cũng tác động đến hình dáng của được cong và có tác động đáng kể lên tổng sản lượng sữa được tạo ra. Chu kỳ sữa tối ưu là 305 ngày nhưng trong thực tế có thể dài hơn, sau đó là hai tháng cạn sữa trước lần sinh kế tiếp. Sản lượng sữa tùy thuộc vào nhiều yếu tố, các yếu tố này sẽ được mô tả chi tiết trong quyển sách có tên, Delaval, Vắt sữa hiệu quả.

Đường cong chu kỳ sữa của một bò sữa

 

Đỉnh sữa

Đỉnh sữa là thời điểm khi bò đạt sản lượng sữa cao nhất trong toàn bộ chu kỳ sữa. Bò cái tơ đạt khoảng 70 đến 75% sản lượng của bò trưởng thành và ở chu kỳ thứ hai sẽ đạt được 70 đến 75% sản lượng của bò trưởng thành. Thông thường thời điểm đỉnh sữa sẽ là từ 4 đến 10 tuần sau khi sinh bê. Thời gian cần để đạt sản lượng đỉnh sữa tùy thuộc nhiều yếu tố ví dụ như giống bò, dinh dưỡng và sản lượng tiềm năng. Những con càng cao sản càng có khuynh hướng đạt đỉnh sữa lâu hơn những con có sản lượng thấp. Sản lượng vào thời điểm đỉnh sữa càng cao thì tổng sản lượng sữa của chu kỳ càng lớn. Nghiên cứu cho thấy mỗi kg tăng lên trong giai đoạn đỉnh sữa thường sẽ làm tăng từ 100 đến 200 kg của toàn bộ chu kỳ. Để đạt được sản lượng đỉnh sữa cần có một chương trình cho ăn cân bằng và được quản lý rất tốt.

Cho ăn trong khi vắt sữa

Khi đã tạo ra được một qui trình vắt sữa tốt, đôi lúc cũng sẽ có ích nếu bắt đầu sử dụng qui trình tạo ra được các cảm giác tích cực cho con bò. Trong những năm 1970, các nhà khoa học đã chứng minh rằng nếu cho bò ăn trong lúc vắt sữa sẽ làm cho sữa được tống ra khỏi bầu vú hiệu quả hơn, dòng sữa chảy tốt hơn và có khuynh hướng tăng sản lượng sữa. Quan sát trên đã dẫn đến một đề xuất việc cho bò ăn thức ăn tinh trong xưởng vắt ở một số quốc gia.

Nhưng cơ chế của việc này là gì và có nên tiếp tục việc cho ăn thức ăn tinh trong xưởng vắt không? Một điều thú vị là trong lúc vắt sữa dù là thời gian vắt kéo dài hoặc tăng sản lượng cũng đều liên quan đến việc tiết hóc -môn oxytocin. Từ quan điểm của sản xuất sữa đã đi xa hơn một bước khi cho thấy việc vắt sữa và cho ăn cùng lúc sẽ làm tăng dòng chảy của sữa, giảm thời gian vắt và có khuynh hướng tăng sản lượng.

Di chuyển của bò và giao thông trong xưởng vắt

Khi qui hoạch một xưởng vắt sữa mới, cần cần nhắc rất nhiều đến vị trí của công trình và lối di chuyển của bò. Điều rất dễ nhận thấy là lối đi rộng rãi, dễ dàng và đơn giản sẽ làm tăng tốc độ lưu thông của bò. Điều này cũng làm giảm nguy cơ công nhân vắt làm bò khó chịu trước khi vắt sữa. Cần nhớ rằng nếu adrenaline được tiết ra sẽ làm gián đoạn phản ứng xuống sữa phụ thuộc vào oxytocin.

Mười hai nguyên tắc vàng

Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng sữa. Với qui trình vắt tốt và thiết bị phù hợp, nguy cơ phát sinh các trường hợp viêm vú mới sẽ giảm đáng kể.

Trước khi vắt

1. Giám sát sức khỏe bầu vú thường xuyên

- Kiểm tra tất cả các thông tin về chất lượng sữa và sức khỏe bầu vú do nhà máy sữa, các cơ quan xét nghiệm sữa chính thức, các viện thú y và xét nghiệm tại chỗ sử dụng thiết bị đếm tế bào của Delaval hoặc Xét nghiệm Viêm vú California (CMT).

- Phát triển các cột mốc cho từng con và cả đàn để hỗ trợ các thay đổi trong quá trình giám sát có thể có.

2. Trình tự vắt

- Cho dù hệ thống chuồng trại hoặc qui mô đàn thế nào đi nữa thì vẫn vắt những con cái tơ sinh bê lần đầu tiên trước sau đó là những con mới nhập đàn và cuối cùng là những con còn lại trong đàn.

- Vắt sữa những con bệnh sau cùng và sau đó rửa sạch, tẩy trùng hệ thống vắt.

3. Vắt bỏ những tia sữa đầu

- Loại bỏ hai hoặc ba tia sữa đầu và kiểm tra các tia này. Trong các ngăn chuồng nhốt cố định và xưởng vắt nên sử dụng cốc đựng chuyên dụng. Rửa sạch sàn xưởng vắt trước khi cho nhóm mới vào.

- Việc vắt bỏ các tia sữa đầu sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ kích thích xuống sữa và tạo cơ hội cho việc quan sát và ngăn chặn không cho các loại sữa có dấu hiệu bất thường chảy vào bồn chứa.

4. Vệ sinh đầu vú và chóp vú

- Kiểm soát viêm vú và sản xuất sữa có chất lượng cao đòi hỏi bò phải có đầu vú sạch và khô ráo khi lắp các đầu hút vào. Vệ sinh mỗi đầu vú và chóp vú bằng các vật liệu chuyên dụng. Lau khô mỗi đầu vú bằng từng tờ giấy hoặc khăn vải riêng cho từng con. Nếu sử dụng khăn vải phải đảm bảo được giặt đúng cách và phơi khô trước khi sử dụng lại.

Đừng bao giờ bắt đầu qui trình vắt sữa bằng việc vệ sinh các đầu vú! Nếu làm như thế các vi trùng sống trong tuyến dẫn sữa của đầu vú có thể bị đểy lên sâu hơn vào trong bầu vú. Luôn bắt đầu qui trình vắt bằng việc vắt bỏ các tia sữa đầu trước khi vệ sinh các đầu vú!

Trong lúc vắt

Kiểm tra hệ thống vắt

- Chọn một mức áp lực chân không và hệ thống nhịp hút phù hợp cho trại và lắp đặt theo hướng dẫn của Delaval.

- Luôn kiểm tra mức áp lực hút chân không mỗi khi bắt đầu vắt.

6. Gắn các đầu hút sữa vào thời điểm phù hợp

- Trong vòng từ 60 đến 90 giây của toàn bộ qui trình chuẩn bị đầu vú, cần phải gắn các đầu hút vào đầu vú.

- Giảm thiểu việc không khí luồn vào khi gắn các đầu hút.

- Điều chỉnh các đầu hút để cân bằng trước sau, hai bên và không bị xoắn.

7. Tránh vắt quá nhiều

Vắt sữa quá nhiều là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chai cứng chóp vú. Khi bầu vút được vắt sữa vừa đủ cần tháo bỏ các đầu hút. Điều này có thể được thực hiện bằng cách quan sát, hoặc với các hệ thống có gắn thiết bị ACR cho phép cảm nhận được dòng sữa tiết ra để phát hiện khi dòng sữa yếu đi và tự động ra lệnh tháo rời các đầu hút. Các hệ thống có kiểm soát dòng sữa chảy cho phép quan sát bằng mắt thường khi dòng sữa chảy giảm tốc độ.

8. Đảm bảo tháo rời các đầu hút đúng cách

- Khi vắt xong, dòng chân không dẫn đến các đầu hút có thể được tắt đi bằng tay hoặc tự động. Để cho dòng chân không giảm hoàn toàn trước khi tháo các đầu hút ra. Không bóp bầu vú và kéo các đầu hút xuống vì như thế sẽ làm cho không khí chui vào trong miệng của lớp lót. Điều này góp phần gây ra nhiều trường hợp viêm vú mới.

9. Sau khi vắt

Khủ trùng đầu vú sau khi vắt

- Ngay sau khi tháo các đầu hút ra cần tẩy trùng đầu vú bằng dung dịch nhúng hoặc xịt sát trùng đầu vú. Qui trình này là có hiệu quả duy nhất nhằm ngăn chặn việc lây nhiễm các vi khuẩn viêm vú truyền nhiễm.

10. Vệ sinh thiết bị sau khi vắt

- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt ngoài của hệ thống vắt.

- Sau khi sử dụng, cho dù là bằng tay hay tự động cũng phải súc rửa các bộ phận của hệ thống bằng các sản phẩm phù hợp ở nhiệt độ hợp lý. Để cho hệ thống ráo nước.

- Khi cần thiết, vệ sinh hệ thống trước lần vắt kế tiếp bằng các dung dịch vệ sinh được phép sử dụng với nồng độ phù hợp.

11. Giữ lạnh cách

- Kiểm tra nhiệt độ làm lạnh để đảm bảo đạt được nhiệt độ phù hợp trong và sau khi vắt sữa.

- Nhiệt độ làm lạnh phù hợp sẽ làm chậm lại hoặc ngăn chặn sự sinh sôi của hầu hết các vi khuẩn.

12. Thường xuyên giám sát chất lượng sữa, thiết bị vắt và số liệu về năng suất vắt

- Kiểm tra thường xuyên tất cả các thông tin về thành phần sữa, chất lượng sữa và hiệu quả hoạt động của xưởng vắt và so sánh với các số liệu trước kia.

- Thay lớp lót và các bộ phận bằng cao su theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Cao su cũ sẽ tạo ra các vết nứt và lổ rỗng nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả vắt sữa và tăng nguy cơ tích tụ chất bẩn và vi khuẩn. Các vấn đề như thế có thể làm tăng số lần vắt cũng như số lượng vi khuẩn.

- Duy tu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống vắt sữa theo khuyến cáo của Delaval.

Toàn bộ 12 nguyên tắc vàng này cộng với các lợi ích khác như kích thích bầu vú và lau khô đầu vú sau khi vệ sinh đều được kết hợp trong hệ thống vắt sữa tự động của Delaval.

Đọc thêm

Để có thêm thông tin, vui lòng xem tập sách có tiêu đề Delaval vắt sữa hiệu quả và lên khu vực kiến thức trong trang web www.delaval.com  Bạn cũng có thể ghé thăm trang web được Delaval tài trợ là www.milkproduction.com.

XVIII. Quy hoạch chuồng

Khi xây dựng một chuồng mới hoặc cải tạo chuồng cũ, một mục tiêu chính là tạo ra môi trường dễ chịu cho bò sinh sống. Mục tiêu quan trọng thứ hai là tạo ra môi trường tương đối sạch và khô thoáng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng của bầu vú và bàn chân do tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân trong khu vực nền chuồng hoặc trên sàn.

 

Một chuồng mới phải phù hợp với môi trường mà nó được xây dựng trong đó. Một số điều cần tính đến là:

- Qui trình làm việc của trại

- Khu vực

- Mức độ cung cấp thức ăn (vật liệu)

- Khí hậu

ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các khuyến cáo riêng về kích thước của thiết bị chuồng. Đó là vì có nhiều giống bò khác nhau ở các quốc gia đó. Nói chung, nên căn cứ trên các kích thước dưới đây, điều chỉnh theo điều kiện và giống bò tại địa phương:

- Chiều dài ngăn chuồng: 2, 3 đến 2, 55 mét.

- Bề rộng ngăn chuồng: 1, 15 đến 1, 25 mét

- Chiều cao rào chắn cổ: 1, 8 đến 2 mét (tính theo đường chéo)

- Lối đi cung cấp thức ăn: 4 đến 5 mét.

- Lối đi giữa các ngăn chuồng: 3 đến 4, 5 mét (tùy theo vị trí của máng nước).

- Không gian: 4, 5 đến 5, 5 mét vuông mỗi con.

Các mục cần kiểm tra khi qui hoạch chuồng

Tổng quát

- Đảm bảo nối đất tất cả các bộ phận bằng kim loại trong chuồng vì bò rất nhạy cảm với dòng điện rò rỉ.

- Cung cấp môi trường an toàn cho bò và người. Ví dụ như đảm bảo không có các góc cạnh sắc bén và lối thoát có đủ cho người và cho những con bò yếu thế.

Các ngăn chuồng

- Có lớp đệm nền chuồng tốt để tạo điều kiện nghỉ ngơi thoải mái và làm cho việc đứng lên nằm xuống được dễ dàng.

- Đảm bảo có đủ không gian cho bò đứng dậy (chúi về phía trước), nằm xuống và nghỉ ngơi.

- Thông gió tốt phía trước các ngăn chuồng là rất quan trọng vì nếu không bò sẽ không nằm xuống.

Lối đi

- Sàn lối đi phải vệ sinh, tạo cảm giác thoải mái khi bước đi và bằng phẳng, không trơn trượt và - không quá nhám.

- Để giảm nguy cơ bị chấn thương móng, bò sữa nên được giữ trong các điều kiện cho phép móng của chúng càng khô ráo càng tốt.

- Các giao lộ hoặc lối thoát nên được bố trí ở mỗi đầu khu vực ngăn chuồng, nếu dãy ngăn chuồng có hơn 20 ngăn thì phải có các giao lộ bổ sung để việc đi lại của bò được dễ dàng.

Nơi cho ăn

- Nơi đứng ăn phải có khoảng 60 đến 70cm mỗi con và có đủ chỗ cho tất cả cùng đến ăn một lúc.

- Máng ăn nên cao hơn mặt sàn nơi bò đứng khoảng 10 đến 15 cm.

Nước uống

- Cần có ba đến bốn mét không gian quanh máng nước để bò không chen lấn nhau.

- Nên có một máng nước cho mỗi 15 đến 20 con.

- Trong các chuồng nhốt cố định, nên bố trí mỗi con một chậu nước.

Thông gió

- Giữ cho không khí thoáng mát lưu thông.

- Trao đổi không khí cũ trong chuồng với không khí sạch bên ngoài cho toàn bộ chuồng.

- Hệ thống thông gió nên ngăn chặn việc độ ẩm tăng cao trong mùa đông và nhiệt độ tích tụ trong mùa hè.

ánh sáng

Sử dụng đèn, cửa sổ hoặc tấm mái lấy sáng để đảm bảo có đủ ánh sáng cho bò. Nguyên tắc cơ bản là cần 15 đến 20 giờ cho thời gian có ánh sáng.

An toàn - tiếp đất

Bò có khả năng kháng điện bên trong thấp nên có thể cảm nhận được dòng điện có điện thế và cường độ rất thấp. Thông thường chúng sẽ có phản ứng với dòng điện có cường độ thấp hơn 5 đến 7 mili ampere và mức điện thế thấp nhất là 4 đến 10 vôn. Phải đảm bảo tiếp đất tốt cho các bộ phận bằng kim loại trong chuồng như hàng rào và ngăn chuồng để bò không tiếp xúc với dòng điện rò rỉ.

Lời cảm ơn

Delaval rất cảm ơn thông tin đóng góp và kinh nghiệm của nhiều người và của các nhà nghiên cứu làm việc trong Delaval và từ các cộng đồng chăn nuôi bò sữa quốc tế. Một nguồn tư liệu chính cho sự phát triển tập sách này là Jan Hulsen của Vetvice, người mà tập sách Các dấu hiệu của bò (Nhà xuất bản Roobont - 2005) của ông đã truyền cảm  hứng khi giúp chúng tôi gia tăng hiểu biết về sự tiện nghi cho bò và vai trò quan trọng của tiện nghi này trong việc tối đa hóa lợi nhuận tõ trang tr¹i bß s÷a hiÖn ®¹i.


DeLaval
 
Nguồn: vcn.vnn.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác