Kinh tế - Thị trường

Tại sao ngành sữa thế giới sẽ phải ganh tỵ với Việt Nam?

Nhiều quốc gia chắc hẳn sẽ phải ganh tỵ với Việt Nam khi ngành sữa thế giới, đặc biệt là tại New Zealand và Châu Âu đang phải lao đao vì nhu cầu giảm mạnh ở Trung Quốc.

 heo cục chăn nuôi Việt Nam, ngành sữa sẽ tiếp tục tăng trưởng 9%/năm và đạt mức 27-28 lít sữa/người vào năm 2020.

 

Bình quân, ngành sữa Việt nam tăng trưởng 17%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Tổng doanh thu toàn ngành năm 2015 tăng 22,7% so với năm trước, ước đạt 92.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục trong ngành.

 

Thêm vào đó, Việt Nam với dân số 91 triệu dân đang có tăng trưởng dân số trung bình 1,2%/năm, mức thu nhập cũng đang dần cải thiện trong khi người dân ngày càng quan tâm nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tất cả những yếu tố trên khiến ngành sữa Việt Nam trở nên đầy thu hút với các nhà đầu tư nước ngoài.

 

Với những thành tích trên, nhiều quốc gia chắc hẳn sẽ phải ganh tỵ với Việt Nam khi ngành sữa thế giới, đặc biệt là tại New Zealand và Châu Âu đang phải lao đao vì nhu cầu giảm mạnh ở Trung Quốc.

 

 

 

Bong bóng ngành sữa

 

Kể từ khi ký kết hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc vào năm 2008, ngành sữa tại New Zealand đã tăng trưởng mạnh và trở thành trung tâm sản xuất mặt hàng này, kéo theo đó là sự bùng nổ của hàng loạt các trang trại chăn nuôi tại đây.

 

New Zealand là nước xuất khẩu các mặt hàng liên quan đến sữa nhiều nhất thế giới và ngành này cũng chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn quốc.

 

Dẫu vậy, tương tự như nhiều ngành hàng hóa khác như thép, than, ngô... Trung Quốc đang xuất khẩu bong bóng và những vấn đề của quốc gia mình sang những nước khác.

 

Đầu năm 2014, nhu cầu suy giảm tại Trung Quốc khiến giá sữa lao dốc và khiến hàng loạt các trang trại chăn nuôi tại New Zealand lâm vào tình cảnh khó khăn. Những người nông dân buộc phải cắt giảm lượng bò sữa chăn nuôi do giá sữa xuống thấp trong thời gian quá dài. Nhiều chú bò bị bán cho các lò mổ thịt, trong khi nông dân cũng hạn chế khẩu phần ăn cũng như tưới bón cho các đồng cỏ nhằm giảm chi phí.

 

Không riêng gì New Zealand, ngành sữa toàn cầu trải rộng từ Châu Á Thái Bình Dương cho đến Châu Âu hay Bắc Mỹ cũng đang chịu tình cảnh tương tự khi thiệt hại hàng triệu USD và hàng loạt tranh cãi chính trị nổ ra vì ngành này.

 

Gần 1/10 sản lượng sữa toàn cầu được xuất khẩu hàng năm với tổng giá trị thương mại lên đến 140 tỷ USD.

 

Số liệu của Dairy NZ cho thấy hiện 4/5 số nông dân chăn nuôi tại đây đang bị thua lỗ trong mùa vụ thu hoạch thứ 3 liên tiếp. Trong khi đó, hãng KPMG dự đoán khoảng 1/10 số nông dân ở đây sẽ phải rút lui khỏi ngành sữa, khoảng 28% số nông dân sẽ phải tái cơ cấu lại kinh doanh cũng như tìm kiếm nguồn vốn mới để có thể sống sót.

 

Tồi tệ hơn, báo cáo số vụ tự tử của nông dân New Zealand đang ngày một tăng trong những tháng gần đây.

 

Trong năm ngoái, số bò sữa tại quốc gia này đã giảm 300.000 con xuống còn 6,4 triệu con bò sữa, lần suy giảm đầu tiên trong suốt 10 năm qua.

 


Giá sữa bột (USD/Ib)

Giá sữa bột (USD/Ib)

 

Không thể hồi phục cho đến năm 2017

 

Theo tổ chức nông lương quốc tế (FAO), bong bóng ngành sữa đã kích cung và gây nên tình trạng dưa thừa trên toàn cầu. Trung Quốc, đất nước nhập khẩu nhiều sữa nhất thế giới đã kích thích bong bóng này và cũng chính quốc gia này khiến thị trường xì hơi. Nhập khẩu sữa của Trung Quốc năm 2014-2015 đã giảm 1/5.

 

Thêm vào đó, việc Nga cấm nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Châu Âu năm 2014 và nhu cầu suy giảm tại Trung Đông do giá dầu giảm khiến thu nhập đi xuống cũng khiến ngành sữa, đặc biệt là tại Châu Âu gặp nhiều khó khăn hơn.

 

Theo hãng xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới Fonterra, giá sữa bột nguyên kem, thành phần chủ yếu cho các sản phẩm liên quan đến sữa cũng như mặt hàng xuất khẩu chủ lực của New Zealand đã giảm hơn 50% kể từ năm 2014 xuống chỉ còn 2.000 USD/tấn.

 

Nhiều chuyên gia hiện nay, giá sữa sẽ khó có thể hồi phục cho đến tận năm 2017, nếu kịch bản khả quan nhất xảy ra và nếu các nhà cung cấp cắt giảm sản lượng.

 

Ngân hàng Rabobank cho rằng đây là thời điểm khó khăn nhất với ngành sữa toàn cầu trong nhiều thập niên khi tỷ lệ vay nợ lên mức quá cao, chi phí sản xuất cũng tăng trong khi giá sản phẩm lại đi xuống.

 

Cơn khủng hoảng ngành sữa toàn cầu đang khiến tập quán chăn nuôi, chế biến sữa cũng như những nhà cung cấp cho ngành này buộc phải tái cơ cấu và thay đổi để tồn tại. Chính phủ nhiều nước cũng đang phải tăng cường hỗ trợ cho nông dân chăn nuôi, thậm chí là ở những quốc gia đang cố gắng tự do hóa thị trường sữa.

 

Tại liên minh Châu Âu (EU), khu vực này vào năm 2015 đã dỡ bỏ lệnh giới hạn xuất khẩu sữa đã tồn tại 30 năm qua sang thị trường Trung Quốc nhằm tận dụng sự bùng nổ dân số ở đây cũng như hỗ trợ cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, giá sữa mà các nông dân được trả tại đây hiện đã xuống thấp tương đương so với thời kỳ năm 2009.

 

Trong khi đó, Canada cũng gặp tình trạng tương tự khi các nông trại chăn nuôi lao đao với giá sữa thấp. Hàng loạt các cuộc biểu tình của nông dân đã nổ ra nhằm phản đối quy định của hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), theo đó buộc nước này dỡ bỏ thuế quan với các mặt hàng sữa nhập khẩu từ Mỹ.

 

Nhiều chủ trang trại trên toàn cầu đang có nguy cơ phải rời bỏ ngành sữa trước sự xì hơi bong bóng ngành sữa gây ra bởi Trung Quốc. Tháng 7 vừa qua, hội đồng nông nghiệp và chăn nuôi Anh (AHDB) cho biết từ năm 2013 đến nay, khoảng 1/10 số trang trại chăn nuôi tại vùng trung tâm nước Anh và xứ Wales, tương đương 1.000 trang trại, đã phải đóng cửa.

 

Tại Australia, hãng thu mua và sản xuất sữa lớn nhất nước này là Murray Goulburn đã bất ngờ giảm giá thu mua sữa tại các trang trại từ 5,6 đô la Australia (AUD) xuống 4,75-5 AUD. Giá thu mua của hãng cho vụ thu hoạch gần đây nhất vào tháng 7/2016 cũng chỉ ở mức 4,31 AUD, thấp hơn mức chi phí sản xuất là 5-5,2 AUD.

 

Những dự báo sai lầm về thị trường trên đã khiến giám đốc điều hành Gary Helou của Murray Goulburn mất việc và buộc chính quyền Canberra hỗ trợ khẩn cấp 555 triệu AUD vốn vay ưu đãi cho các nông dân ngành chăn nuôi.

 

 

 

Thủ phạm Trung Quốc

 

Hiện EU đã hỗ trợ khoảng 1 tỷ Euro cho ngành chăn nuôi cũng như bắt đầu tăng lượng dự trữ sữa bột và các sản phẩm liên quan đến sữa nhằm kích thích đẩy giá sữa đi lên. Quyết định được đưa ra sau khi số liệu cho thấy sản lượng sữa đã tăng 5% trong 5 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước.

 

Trong khi đó, New Zealand đã bãi bỏ chính sách trợ cấp nông nghiệp từ giữa thập niên 80 và điều này cản trở chính phủ hỗ trợ người nông dân trước gánh nặng nợ nần.

 

Khoảng 95% các sản phẩm sữa xuất khẩu của nước này được đưa sang Trung Quốc và sản phẩm chính là sữa bột nguyên kem thì lại đang ở mức giá khá thấp. Hiện New Zealand chiếm 2/3 sản lượng xuất khẩu sữa bột nguyên kem trên toàn thế giới và thị trường chính của họ là Trung Quốc.

 

Bùng nổ dân số tại Trung Quốc khiến nhu cầu sữa tăng cao trước đây.

 

Bùng nổ dân số tại Trung Quốc khiến nhu cầu sữa tăng cao trước đây.

 

Để đáp ứng nhu cầu sữa ngày một tăng của Trung Quốc trước đây, nông dân New Zealand đã tăng mạnh sản xuất khi tích cực mua thêm đất, chuyển đổi các trang trại nuôi cừu và bò lấy thịt thành nuôi bò sữa.

 

Sữa bột xuất khẩu từ nước này sang Trung Quốc đã tăng mạnh và đạt đỉnh 744.000 tấn vào năm 2013-2014, đem lại nguồn lợi vô cùng lớn. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước giảm cùng với sản lượng sữa nội địa tăng và trữ lượng dự trữ sữa nhiều khiến Trung Quốc hạn chế nhập khẩu mặt hàng này hơn. Hậu quả là các nông dân tại New Zealand cũng như nhiều trang trại chăn nuôi trên toàn thế giới phải chịu thiệt.

 

Số liệu của Dairy NZ cho thấy hãng Fonterra (chiếm 80% lượng sữa sản xuất tại New Zealand) đã giảm mức giá sữa tươi trả cho nông dân xuống 4,25 đô la New Zealand (NZ)/kg, thấp hơn một nửa so với mức đỉnh năm 2013 và thấp hơn mức giá hòa vốn 5,25 NZ.

 

Sản lượng xuất khẩu sữa bột nguyên kem từ New Zealand sang Trung Quốc (nghìn tấn)

Sản lượng xuất khẩu sữa bột nguyên kem từ New Zealand sang Trung Quốc (nghìn tấn)

 

Từ bong bóng sữa đến vỡ nợ

 

Ngân hàng trung ương New Zealand (RBNZ) cho biết hiện ngành chăn nuôi nước này đang đối mặt với khoản nợ 38 tỷ NZ thông qua các khoản vay trong thời kỳ bùng nổ trang trại bò sữa, con số này tương đương với 1/10 tổng mức tín dụng trên cả nước.

 

Hầu hết các trang trại tại New Zealand hiện đang giảm chi phí xuống mức thấp nhất có thể, hạn chế mua sắm chi tiêu đầu tư cũng như sa thải bớt nhân công nhằm sông sót qua cuộc khủng hoảng này.

 

Dẫu vậy, những biện pháp này chưa chắc đã đem lại hiệu quả khi các ngân hàng không muốn mất tiền thêm nữa vào các trang trại bò sữa, nhất là khi giá bất động sản của các nông trang này đang giảm khiến việc phát mãi tài sản càng bất lợi nếu để lâu.

 

Viện nghiên cứu bất động sản xủa New Zealand (REI) cho thấy trong 12 tháng tính đến tháng 6/2016, giá bất động sản của các trang trại bò sữa đã giảm 18% trong khi RBNZ cảnh báo tỷ lệ nợ trên thu nhập của ngành này đã lên mức đỉnh kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

 

Kinh tế New Zealand đã cơ bản vượt qua được cuộc khủng hoảng năm 2008 nhưng RBNZ vẫn cắt giảm lãi suất cơ bản 0,25% xuống mức thấp kỷ lục 2% nhằm hạ giá đồng nội tệ vốn đang ở mức cao và ảnh hưởng đến xuất khẩu sữa.

 

Việc giá bất động sản giảm cùng với giá bò sữa đi xuống đang khiến nông dân tại các trang trại chăn nuôi lâm vào cảnh túng quấn khi họ không thể đơn giản bán bò hay bán nông trang để trả nợ.

 

Tại vùng North Island, nhiều nông dân có khoản lỗ tới 200.000 NZ mỗi năm và không thể vay thêm ngân hàng được một đồng nào nữa.

 

 

 

Hiện thứ duy nhất khiến các ngân hàng không phát mãi tài sản của các nông trại là do tình hình toàn ngành đang vô cùng tồi tệ và nếu phát mãi toàn bộ, ngành ngân hàng tại đây sẽ chịu lỗ lớn.

 

Dẫu vậy, hãng Fonterra vẫn có quan điểm lạc quan về thị trường. Theo đó họ cho rằng thị trường sữa Châu Á sẽ tăng trưởng 2-3% mỗi năm và Trung Quốc vẫn còn phải nhập khẩu nhiều sữa từ New Zealand trước khi có thể tự cung tự cấp.

 

Số liệu của Ibisworld cho thấy hiện Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Ấn Độ về sản lượng sản xuất sữa và hiện đang tăng trưởng khá mạnh, bình quân 8%/năm trong 5 năm qua. Dẫu vậy, quốc gia này vẫn cần phải nhập khẩu 1/5 tổng sản lượng sữa tiêu thụ trong nước.

 

Thêm vào đó, chi phí chăn nuôi tăng cao cùng với các vấn đề về môi trường đang khiến ngành sữa của nước này gặp nhiều khó khăn.

 

Hoàng Nam

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: cafebiz.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác