Người tiêu dùng sữa

Chọn sữa, vì sao khó làm người tiêu dùng thông thái?

( Dairy Việt Nam ) - Ở thời điểm hiện tại, trên nhiều diễn đàn xã hội, các bà mẹ vẫn hỏi nhau làm sao phân biệt sữa tươi và sữa hoàn nguyên. Nguyên nhân một phần do các bà nội trợ bận rộn không cập nhật thông tin và phần khác là do các hãng sữa đã ‘mập mờ’ thông tin ngay từ đầu, một chuyên gia hàng đầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm đúc kết.

“Lạc” giữa ma trận quảng cáo

 

   Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, hiện tại TH Milk, Đà Lạt Milk... là những đơn vị đi đầu trong việc bán ra sữa tươi hoàn toàn, đảm bảo chất lượng tươi sạch Còn các công ty khác chỉ sản xuất một phần từ sữa tươi, phần còn lại là nhập sữa bột về để pha lại thành sữa tiệt trùng (sữa hoàn nguyên)

 

   Thực tế là vậy, nhưng nếu chỉ xem ma trận quảng cáo, thì người tiêu dùng sẽ không biết chọn lối đúng. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ người tiêu dùng nữ, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, đã đưa ra một câu hỏi mà rất nhiều thượng đế muốn có câu trả lời: “Ở nước ta đàn bò sữa và cả dê sữa cũng chỉ đáp ứng không quá 30% tổng nhu cầu sản xuất trong nước. Trong khi trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây nhan nhản các quảng cáo “sữa bò tươi nguyên chất”, “100% sữa tươi”, “sữa tươi tiệt trùng”. Liệu các sản phẩm này có đúng như nhà sản xuất thông tin?

 

   ”. Vì sao người dùng ‘mù’ thông tin?  

   

    Tại sao người tiêu dùng “mù thông tin” về chất lượng và các loại sữa, dù việc chọn sữa có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con cháu họ? Bà Thái Hương, người vừa được tạp chí danh tiếng thế giới Forbes chọn là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á vì đã tạo ra một cuộc cách mạng về sữa tươi sạch ở Việt Nam, đã có những lý giải về bản chất vấn đề này.

 

     Bà Thái Hương khẳng định: Lợi nhuận quá lớn khiến doanh nghiệp mờ mắt cùng với sự thiếu minh bạch trong thị trường sữa, đã xâm hại lợi ích người tiêu dùng.Theo bà Hương, thời gian qua, giá sữa bột thế giới đã giảm 50%, nhưng một số công ty nhập sữa bột về pha lại (thành sữa hoàn nguyên) lại không chịu giảm giá tương ứng cho thượng đế. Sự thiếu minh bạch thị trường sữa, thể hiện rõ nhất ở việc doanh nghiệp không bị bắt buộc phải công bố chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu đầu vào rõ ràng trên bao bì. Và như vậy người tiêu dùng không đủ thông tin để lựa chọn và quyết định mua hàng. “ Để có nguồn sữa an toàn, đúng chuẩn đến tay người tiêu dùng thì các cơ quan chức năng cần có những quy định về tiêu chuẩn đánh giá nguyên liệu đầu vào cho các dòng sản phẩm sữa theo tiêu chuẩn quốc tế” - bà Thái Hương cho biết

 

. Cũng cùng quan điểm này, bà Lê Thị Phi Vân, cán bộ Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phát biểu: Nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp có thể “lập lờ” với người tiêu dùng, là hiện nay vẫn còn rất thiếu những tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành đối với sản phẩm sữa. Bà Vân cho rằng, việc không ghi thành phần bao nhiêu % sữa tươi, bao nhiêu % sữa bột là không minh bạch với người tiêu dùng. “Người tiêu dùng đang bị bỏ rơi. Họ có muốn cũng không thể “thông thái” khi lựa chọn các sản phẩm sữa” - bà Vân bức xúc.

 

PGS. TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì lại có cách “chỉ mặt đặt tên” quyết liệt hơn nữa: “Doanh nghiệp hay lừa đảo nhất là sữa tươi tiệt trùng và sữa hoàn nguyên (hay sữa tiệt trùng). Vì cứ gọi là sữa tươi tiệt trùng đấy nhưng nó trộn đến 20-30% sữa bột vào nhưng vẫn bảo là sữa tươi để bán với giá cắt cổ.” Nguyên nhân cuối cùng của “căn bệnh mù thông tin” thuộc về người tiêu dùng.

 

Nhiều bà mẹ ngỡ ngàng: “Tôi cứ thấy sữa nước thì tưởng đó đều là sữa tươi cả. Thấy cái nào ngon ngọt thơm thơm là mua thôi. Có biết đâu chất lượng của sữa tươi tiệt trùng khác với sữa tiệt trùng (sữa hoàn nguyên). Nói về trách nhiệm của người tiêu dùng, bà Vũ Thị Bạch Nga - nguyên Trưởng ban bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), cho biết: Vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam rất phổ biến - dù đã có Luật.

 

Thế nhưng hằng năm, chỉ nhận được hơn 1.000 trường hợp khiếu kiện, trong khi ở các nước có dân số ít như Hà Lan, Phần Lan, các nước Tây Âu... con số này lên đến 200.000 - 250.000 trường hợp khiếu nại/năm. Điều này cho thấy, còn lâu người tiêu dùng Việt Nam mới được xem là “người tiêu dùng thông thái”.

Nguồn: afamily.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác