Phối giống nhân tạo - Phát hiện động dục

Lịch sử phát triển truyền tinh nhân tạo

Truyền tinh nhân tạo (TTNT) còn gọi là gieo tinh nhân tạo hay thụ tinh nhân tạo, có thể hiểu là những kĩ thuật được sử dụng để lấy tinh trùng của con đực đưa vào đường sinh dục của con cái mà vẫn cho hiệu quả thụ thai và sinh sản tương đương so với giao phối tự nhiên.

TTNT ra đời từ năm 1322, thế kỷ XIV, đánh dấu bằng câu chuyện lấy giống ngựa của một tù trưởng người Ả Rập. Chuyện kể rằng: Ông này muốn có giống ngựa quý của bộ tộc láng giềng nên lệnh cho người chăn ngựa của mình phải tạo được giống ngựa này. Người chăn ngựa tuân lệnh. Một hôm có một con ngựa cái trong chuồng của anh ta động dục, chờ đến tối anh ta lẻn sang chuồng ngựa của bộ tộc nọ và tình cờ thấy một con ngựa đực và một con ngựa cái đang giao phối. Chờ ngựa đực nhảy xong, anh ta lấy chiếc khăn của mình nhét vào âm đạo ngựa cái vừa được giao phối, rồi rút ra đưa về nhét ngay vào âm đạo của con ngựa cái đang động dục của mình. Sau đó, điều kì diệu đã xảy ra, con ngựa cái đẻ ra một con ngựa con giống hệt con ngựa đực của bộ lạc nọ. Tuy nhiên, phải mãi đến thế kỷ XVII–XVIII thì TTNT mới được các nhà khoa học nghiên cứu và thực nghiệm rộng rãi trên nhiều đối tượng.


- Năm 1670, Malpighi nghiên cứu thụ tinh nhân tạo trên tằm. Năm 1763, Iacobi nghiên cứu thụ tinh nhân tạo trên cá.
- Năm 1677 hai nhà khoa học người Hà Lan phát hiện ra tinh trùng trong tinh dịch.
- Năm 1779-1780, Lazzaro Spallanzani (Italia) thụ tinh nhân tạo thành công trên chó với tinh dịch thu được bằng phương pháp xoa bóp.
- Năm 1898, Heape (Anh) phát hiện ra chu kì sinh dục của gia súc, làm nền tảng cho kỹ thuật TTNT. Cũng vào thời gian này, ở Mỹ, Pearson và Harrison đã áp dụng kỹ thuật TNTT cho bò và ngựa.

- Năm 1900, TTNT được áp dụng trên bò bởi Ivanov (Nga) trong khi đó TTNT cho chó phát triển mạnh ở Anh và Pháp. Tuy nhiên TTNT trên bò cũng chưa phổ biến do gặp khó khăn trong việc lấy tinh bò đực.

- Năm 1914, Joseppe Amatea (Italia) phát minh ra âm đạo giả để lấy tinh cho chó. Về sau các nhà nghiên cứu đã cải tiến dần âm đạo giả này để lấy tinh bò và ta có được một âm đạo giả lấy tinh bò thuận tiện như ngày nay.

Sau khi lấy được tinh dịch bò, việc nghiên cứu môi trường pha loãng và phương pháp bảo quản tinh dịch được nhiều nhà khoa học quan tâm.


- Năm 1917-1923, Ivanov (Nga) đã nghiên cứu và đưa ra một loạt các môi trường pha loãng tinh dịch bò khác nhau và được dùng để pha loãng tinh dịch bò và cừu. Sau này cùng với Milovanov (1934) đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn về pha loãng và bảo tồn tinh dịch với chất điện giải (NaCl và KCl).
- Năm 1940, Phillips và năm 1943 Salisbury nghiên cứu cải tiến môi trường pha loãng và bảo tồn tinh với lòng đỏ trứng gà, kháng sinh, đã thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật TTNT tiến triển như ngày nay.
Bước ngoặt quan trọng trong kỹ thuật bảo quản tinh dịch có thể đánh dấu bằng Hội nghị quốc tế về sinh sản gia súc (năm 1955). Tại đây, Polge và Rowson (Anh) đã công bố kết quả thí nghiệm về sản xuất tinh bò đông lạnh. Bảo quản tinh bò đông lạnh được nghiên cứu thành công từ 1949 và mở ra sự phát triển rộng rãi của kỹ thuật này trên toàn thế giới. Ban đầu, tinh bò được bảo quản ở nhiệt độ âm 790C trong khí CO2  đông đá hay còn gọi là đá CO2  có thể dùng được trong một thời gian. Sau đó, các nhà khoa học Mỹ tại ABS đã dùng khí Nitơ hoá lỏng để bảo quản tinh bò ở âm 1960C.

- Tháng giêng năm 1951 con bê đầu tiên đã được Stewart (Anh) báo cáo sinh ra từ tinh đông lạnh. Ngày 29 tháng 5 năm 1953 tại Mỹ con bê đầu tiên sinh ra từ tinh đông lạnh.

Vào những năm 30 của thế kỉ trước, ở Nga đã áp dụng rất rộng rãi kỹ thuật này, hàng triệu con bò và cừu đã được TTNT. Mãi đến nửa cuối những năm 30 kỹ thuật này mới được giới thiệu vào Mỹ và năm 1938 con bò sữa đầu tiên đựợc TTNT.

Từ nửa sau của thế kỷ 20, việc ứng dụng TTNT vào chăn nuôi gia súc phát triển mạnh, nhất là ở các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Đan Mạch và Hà Lan. TTNT cho bò đầu tiên ở Đan Mạch vào năm 1937, ở Mỹ vào năm 1938, ở Anh vào năm 1942, ở Úc vào năm 1944. Ở giai đoạn 1955-1960, 50% đàn bò của các nước châu Âu đã được phối giống bằng biện pháp TTNT. Những năm gần đây số bò được TTNT tăng lên 90% ở châu Âu, ở Mỹ và New zealand là 60% và 45% ở Úc.

Theo thời gian các kỹ thuật khai thác, pha loãng, bảo tồn tinh ngày càng hoàn thiện và quy trình sản xuất tinh càng hiện đại, chất lượng tinh ngày càng cao.

PGS.TS. Đinh Văn Ci,  ThS. Nguyễn Ngọc Tn

Nguồn: Dairyvietnam
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác