Phối giống nhân tạo - Phát hiện động dục

Những kỹ thuật thuộc thế hệ thứ nhất của công nghệ sinh sản trên bò

Gieo tinh nhân tạo (GTNT) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đầu tiên, đã được sử dụng hơn 200 năm. Là một công nghệ hiện đại, GTNT với tinh dịch tươi hoặc đông lạnh đã là kỹ thuật thành công nhất và công nghệ sinh sản hiệu quả trong chăn nuôi trong sáu thập kỷ qua. Sử dụng GTNT có một tác động lớn đến các chương trình cải thiện di truyền ở các nước phát triển, góp phần tăng 1,0 đến 1,5% tỷ lệ hàng năm của tiến bộ di truyền ở bò sữa (Lohuis, 1995). Thông qua các tiến bộ di truyền đạt được bằng cách sử dụng GTNT, ước tính rằng khoảng 50% việc tăng hiệu quả sản xuất sữa quan sát thấy ở các nước phát triển trong nửa sau thế kỷ 20, là nhờ phổ biến kỹ thuật GTNT hơn phối giống thông thường, với 50% khác là nhờ tiến bộ đáng kể trong hệ thống sản xuất bao gồm cả sức khỏe đàn gia súc, quản lý tổng hợp, và dinh dưỡng (Gordon, 1994).

Việc sử dụng GTNT đã thúc đẩy sự phát triển của các chương trình hiệu quả liên quan đến động dục đồng loạt hoặc thậm chí rụng trứng, mà không có đòi hỏi phát hiện động dục. Với sự ra đời của sản phẩm prostaglandin F thương mại và sản phẩm tương tự của nó trong thập niên 1970, hệ thống động dục đồng loạt được phát triển để trợ giúp nhà sản xuất, nhằm kết hợp GTNT trong hoạt động kinh doanh bằng cách giảm thời gian và lao động trong việc phát hiện động dục. Gần đây, nhhiểu rõ hơn về động thái của các nội tiết tố ở con cái trong suốt chu kỳ động dục, hệ thống kinh tế và hiệu quả hơn đã phát triển để gây rụng trứng đồng loạt, cho phép người chăn nuôi tiến hành GTNT cho đàn gia súc cùng một thời điểm cố định, không cần phát hiện động dục. Các hệ thống GTNT vào thời điểm cố định đã kết hợp tốt với động dục và rụng trứng đồng loạt, và cũng tạo chù kỳ trở lại cho những gia súc không động dục. Ngoài ra các chương trình này có thể sắp xếp trước cho GTNT tại thời gian thích hợp nhất cho mỗi hoàn cảnh cụ thể.

Bảo quản đông lạnh giao tử và phôi: kỹ thuật này cũng đạt những quy trình thành công nhằm đông lạnh tinh trùng, nhằm phục vụ công tác GTNT để nhân rộng tiềm năng di truyền của những đực giống tốt (Gordon, 1994). Đông lạnh tinh trùng đã đẩy mạnh sự phát triển của chăn nuôi bò sữa, thông qua GTNT, vì vậy hiện có hơn 60% đàn bò tại Mỹ được GTNT. Ngược lại, do đặc điểm của hình thức chăn nuôi quãng canh trên khu vực rộng, nên GTNT chưa được ứng dụng mạnh trong chăn nuôi bò thịt. Tương tự như GTNT, đông lạnh phôi đã cho phép thương mại hóa toàn cầu những gia súc có phẩm chất di truyền cao.

 

Đông lạnh phôi là một tiến trình rất thành công trên bò trong ba thập kỷ qua, tuy nhiên phôi in vitro nhạy cảm hơn với đông lạnh so với phôi in vivo (Enright và cs, 2000). Nhiều cố gắng đã thực hiện nhằm điều chỉnh quy trình đông lạnh phôi in vitro và dường như phương pháp đông lạnh nhanh (vitrification) phù hợp cho phôi in vitro so với các phương pháp đông lạnh khác (Vieira và cs, 2006; Vieira và cs, 2007). Kỹ thuật cọng rạ OPS (Open Pulled Straw) đã cải thiện hiệu quả thành công không những của đông lạnh nhanh trứng và phôi in vitro mà còn kết hợp với phương pháp làm ấm trong cọng rạ và phương pháp hòa tan chất bảo quản đông lạnh trong kỹ thuật cấy phôi trực tiếp (Vieira và cs, 2007).

 

Xem tiếp "Bốn thế hệ phát triển công nghệ sinh sản trên bò"

 

Ts. Chung Anh Dũng

Nguồn: ias-cnsh.org
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác