Phối giống nhân tạo - Phát hiện động dục

Sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò trên thế giới

Theo thống kê của FAO, năm 1991 cả thế giới mỗi năm sản xuất hơn 200 triệu liều tinh bò. Nhiều nhất là các nước thuộc khối EU và các nước Đông Âu (cũ). Pháp là nước sản xuất tinh bò nhiều nhất thế giới, mỗi năm sản xuất khoảng 40 triệu liều. Cộng hoà Séc 27 triệu liều. Ba Lan và Canada mỗi nước 18 triệu liều, Mỹ 16 triệu liều mỗi năm.

Trong tổng số trên 200 triệu liều tinh bò sản xuất mỗi năm thì có trên 4 triệu liều tinh tươi, còn lại là tinh đông lạnh. Tinh tươi sản xuất chủ yếu ở Bangladesh, Ai Cập và Iran. Phân theo nhóm giống thì tinh bò sữa chiếm hơn một nửa, khoảng 124 triệu liều. Tinh của giống bò thịt 27,9 triệu liều. Tinh của giống bò kiêm dụng 51,3 triệu liều.

Mỹ và Canada là hai nước xuất khẩu tinh chính, chiếm gần 24% số lượng tinh sản xuất mỗi năm. Các nước nhập tinh nhiều nhất là Nam Mỹ, bình quân mỗi nước nhập 120 ngàn liều năm mỗi, riêng Columbia nhập 1 triệu liều/năm. Tiếp đến là các nước châu Á, bình quân mỗi nước nhập 37 ngàn liều mỗi năm. Có 86,5% số nước trên thế giới nhập tinh. Ở một số nước xuất khẩu tinh nhưng họ vẫn nhập khẩu tinh, việc nhập tinh chỉ để cải thiện giống trong chương trình chọn giống.

Từ năm 1980-1991 mỗi năm có 46-57 triệu lượt TTNT được thực hiện trên bò. Trong đó các nước Đông Âu (cũ) chiếm 41% (tương đương với 18,8-23,3 triệu lượt TNTT, các nước châu Âu còn lại 27%, Mỹ và Canada 9,5%. Các nước đang phát triển 17%. New Zealand, Úc, Nam Phi 4,5%. Số liệu này cho thấy các nước đang phát triển chiếm gần 70% đàn bò trên thế giới nhưng chỉ chỉ chiếm
17% số lần TNTT được thực hiện. Điều này suy ra rằng, ở các nước đang phát triển, chỉ có khoảng 7-8% tổng đàn bò được áp dụng kỹ thuật TTNT mỗi năm.

Số liệu điều tra tại 104 nước đang phát triển, có 25 nước không áp dụng kỹ thuật TTNT (chiếm 24%). Nhiều nhất là châu Phi, 16 nước (chiếm 43%), châu Á có 6 nước (13%). Trong khi đó các nước cận Đông đều sử dụng TTNT cho trâu bò. Trong số 79 nước đang phát triển áp dụng TTNT, có 23 nước không sản xuất tinh, phải nhập toàn bộ số lượng tinh cần thiết, 56 nước còn lại có sản xuất tinh đáp ứng một phần nhu cầu tinh cho TTNT. Bốn nước sản xuất tinh bò ít nhất là Brundi, Lào, Senegal và Togo (dưới 1000 liều/năm). Nước sản xuất nhiều nhất là Trung Quốc, 12 triệu liều mỗi năm

Ở các nước đang phát triển, việc thành lập mạng lưới TTNT không dễ dàng, khó khăn trong việc quản lý và duy trì họat động trên lĩnh vực này. Trước hết là người nông dân chăn nuôi nhỏ, phân tán, không chủ động phát hiện bò lên giống và áp dụng TTNT đúng thời điểm. mặt khác nông dân cũng chưa được cung cấp đủ thông tin về lợi ích của TTNT như cải thiện chất lượng con giống, hạn chế lây lan bệnh tật… Thiếu kỹ thuật viên TTNT có tay nghề cao, các dẫn tinh viên ít có điều kiện tái tập huấn để nâng cao trình độ và tay nghề. Nhiều dẫn tinh viên thiếu dụng cụ hành nghề cần thiết, nơi cung cấp nitơ lỏng, tinh đông lạnh ở xa đi lại không thuận lợi. Nhiều dẫn tinh viên có tổng số lần thực hiện TTNT dưới 300 lần/năm, không có điều kiện để nâng cao tay nghề và thu nhập không đủ sống bằng nghề TTNT.

PGS.TS. Đinh Văn Ci,  ThS. Nguyễn Ngọc Tn

Nguồn: Dairyvietnam
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác