Quan hệ ngành sữa việt nam với thế giới

Triển vọng tương lai ngành sữa New Zealand MAF

Giá bán các sản phẩm sữa bằng đồng Đô-la Mỹ đã đạt mức cao trong mùa sữa 2010/11 so với năm trước nhưng vẫn thấp hơn mức đã đạt được trong năm 2007/08. Nhu cầu lớn làm tăng giá bán có vẻ như sẽ tiếp tục diễn ra nhưng nguồn cung bổ sung trong năm 2012 và năm tiếp theo được dự kiến sẽ giảm giá bán quốc tế xuống so với mức hiện thời.

Viễn cảnh tương lai của ngành sữa New Zealand là tích cực, triển vọng dựa trên cơ sở giá bán sữa quốc tế tăng cao do nhu cầu toàn cầu tăng mạnh, đặc biệt là từ các nước đang phát triển. Riêng giá bơ đã tăng nhanh hơn so với giá bán sản phẩm sữa khác. Giá sữa quốc tế được dự kiến vẫn duy trì ở mức cao hơn trong suốt giai đoạn quan sát.

 
MAF dự kiến rằng việc sản lượng sữa khô sẽ tăng lên 2,4% trong năm kết thúc vào ngày 30/5/2011, 5,7% trong mùa sữa năm 2011/12 và 2,9% và 1,2% trong những năm tiếp theo.
 
Doanh thu xuất khẩu sữa của năm kết thúc vào ngày 30/6/2011 được dự kiến sẽ đạt 13,0 tỷ USD. Sản lượng sữa bột tăng, cùng với giá bán sữa tăng cao, được dự báo sẽ làm tăng doanh thu xuất khẩu của năm kết thúc vào ngày 30/6/2012 tới 14,6 tỷ USD, hoặc 12%. Ngoài ra, doanh thu xuất khẩu được dự báo sẽ tăng thêm 6,9% trong năm kết thúc vào ngày 30/6/2013, với sức tăng đều hơn sau đó.
 
HÌNH 15.1: DỰ BÁO CỦA MAF VỀ TỔNG SẢN LƯỢNG SỮA KHÔ
 
 
Nguồn: MAF và Dairy NZ
 
Thông tin mới nhất về triển vọng năm 2010 của SONZAF
 
Trong báo cáo năm vừa rồi, MAF dự báo sản lượng sữa sẽ tăng lên 14% trong mùa sữa năm 2010/11. Sản lượng sữa tăng thêm 2,9% và 2,1% đã được dự báo cho các mùa sữa năm 2011/12 và 2012/13 tương ứng. Các dự báo này được dựa trên cơ sở ba giả định chính: sự gia tăng về số lượng bò cái và bê cái lấy sữa; sự gia tăng sản lượng sữa khô/con bò cái sản xuất ra; và các điều kiện thời tiết để trở lại mức trung bình 30 năm. Tuy nhiên, khi điều này đã thay đổi hoàn toàn, số lượng bò cái thực tế đã tăng ít hơn so với dự kiến và thời tiết khô hanh trong mùa xuân và mùa hè đến sớm hơn so với thường lệ làm cho lượng sữa khô của mỗi con bò cái tăng lên ít hơn. Sự thay đổi thực tế liên quan tới các giả định dự báo có nghĩa là dự báo về sự gia tăng sản lượng sữa khô đã không thành hiện thực.
 
MAF đã cải tiến phương pháp sử dụng để dự đoán lượng sữa khô tiềm tàng của mỗi con bò kể từ bản báo cáo năm ngoái. Sự cải tiến này đã dẫn đến việc điều chỉnh giảm xuống dự báo về tổng lượng sữa khô đã dự kiến. Phương pháp mới dẫn đến các yếu tố phụ như ứng dụng ni-tơ và mức dự trữ, khiến cho lượng sữa khô tiềm tàng của mỗi con bò sẽ giảm đi khi không có các thay đổi về thời tiết. Hình 15.2 cho thấy sự so sánh giữa các dự đoán trước đó về lượng sữa khô của mỗi con bò và các dự đoán hiện tại.
 
HÌNH 15.2: CÁC GIẢ ĐỊNH VỀ LƯỢNG SỮA KHÔ CỦA MỖI CON BÒ, THỤC TẾ VÀ DỰ BÁO
 
 
Lưu ý 1. Lượng sữa khô thực tế của mỗi con bò được tính toán trên số lượng các con bò sữa và con bê sữa đầu kỳ dựa vào Nghiên cứu về Sản xuất Nông nghiệp.
Nguồn: DairyNZ, Statistics New Zealand và MAF.
 
 
Tại sao có thể thay đổi các dự báo?
 
Dự báo thường là đối tượng có tính thay đổi. Ba thành phần chính là các nhà phân phối lần đầu đối với việc thay đổi gắn liền với các dự báo về SONZAF của MAF.
 
Biện pháp
 
Để dự báo sản lượng sữa khô, MAF áp dụng một mô hình kinh tế học sử dụng thông tin như số lượng các con vật lấy sữa từ Nghiên cứu về Sản xuất Nông nghiệp (Agricultural Production Survey), giá bán sữa tại cổng trại nuôi trong tương lai được lấy từ giá bán sữa quốc tế, và các yếu tố thời tiết trong quá khứ. Mô hình này so sánh khả năng sinh lợi tương đối của ngành nuôi bò sữa, ngành nuôi cừu và bò và ngành lâm nghiệp. Khả năng sinh lợi tương đối giữa các ngành này khi đó xác định đất chuyển đổi ra sao từ các ngành có khả năng sinh lợi ít sang các ngành có khả năng sinh lợi tốt hơn. Các dự báo khi đó được áp dụng để đưa ra dự đoán về tổng lượng sữa khô được sản xuất.
 
Giá bán
 
Giá bán sữa tại cổng trại nuôi ở New Zealand sẽ theo giá bán sữa quốc tế. Bất kỳ thay đổi nào về giả định mức tỷ giá hối đoái đều làm thay đổi các dự báo.
 
Thời tiết
 
Thời tiết đóng một vai trò quan trọng khác trong các dự báo. Tổng lượng sữa khô sản xuất ra trong một vụ là rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết vì hệ thống sản xuất sữa của New Zealand phụ thuộc vào cỏ mọc trong cả vụ sản xuất, không giống như ở Mỹ và ở Châu Âu, là những nơi hầu hết đều sử dụng các hệ thống cung cấp thức ăn dạng hạt ngũ cốc. Qua một vài vụ sữa trước, thời tiết ở New Zealand đã thay đổi cơ bản từ mức trung bình của 30 năm, do vậy dẫn đến sự gia tăng thay đổi giữa dự báo và sản xuất thực tế. Hình 15.3 cho thấy số ngày thiếu độ ẩm đất ở các vùng sản xuất sữa trong 5 vụ sữa vừa qua so với mức trung bình của 30 năm.
 
Trong tình trạng thiếu hụt thông tin về thời tiết trong tương lai hoặc bất kỳ các thay đổi thời tiết khác, MAF đưa ra giả định về các yếu tố thời tiết quay trở lại mức trung bình của 30 năm trong giai đoạn quan sát. Giả định này được coi là một vụ có thời tiết ở mức trung bình.
 
HÌNH 15.3: CÁC NGÀY THIẾU ĐỘ ẨM TRONG ĐẤT Ở CÁC KHU VỰC SẢN XUẤT SỮA
  
Lưu ý 1. Mức trung bình được dựa trên cơ sở mức trung bình của 30 năm do NIWA cung cấp.
Nguồn: Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia (NIWA) và MAF.
 
Giá bán
 
Giá bán sữa quốc tế đã tăng lên kể từ giữa năm 2009 nhưng chưa đạt đến mức cao của năm 2008, cùng với bơ đang là trường hợp ngoại lệ. Kể từ giữa năm 2010, giá bơ đã tăng nhanh hơn so với tất cả các giá bán sản phẩm sữa khác (xem hình 15.4). Hầu hết giá bán các hàng hoá khác cũng đều tăng lên nhanh chóng trong những tháng gần đây do nhu cầu tăng mạnh.
 
Triển vọng nhu cầu sữa trong năm 2011 là rất lớn, căn cứ vào cả thu nhập tăng cao lẫn sự phát triển dân số ở các nước đang phát triển. Các sản phẩm sữa, đặc biệt là sữa bột, đang có nhu cầu rất lớn ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, làm cho giá sữa quốc tế tăng cao. Việc tăng giá bán dầu trên thế giới cũng làm tăng nhu cầu, và giá bán quốc tế tăng cao như vậy, đối với các sản phẩm sữa từ các nước khai thác dầu, như Venezuela, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Ả-rập Xê-út. Các nước này là các thị trường xuất khẩu sữa quan trọng đối với New Zealand.
 
Sự quay trở lại được giả định đối với thời tiết trung bình và giá bán quốc tế tăng cao được dự kiến sẽ khuyến khích sản lượng sữa tăng cao hơn ở các nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu chính, như Châu âu, Mỹ và Úc, nâng sản lượng sữa trên thế giới cao hơn năm 2011. Các nhà sản xuất ở Mỹ sẵn sàng hưởng ứng giá sữa tăng cao bằng cách tăng cường xuất khẩu và sản xuất, cho dù giá ngũ cốc cao. Giá ngũ cốc cao được dự kiến sẽ làm giảm mức tăng trưởng sản xuất ở các nước mà chủ yếu sử dụng các hệ thống dựa vào lương thực nhưng sản phẩm phụ sẵn có sẽ làm giảm một vài áp lực lên giá bán quốc tế trong giai đoạn trung hạn.
 
 
HÌNH 15.4: GIÁ XUẤT KHẨU SỮA VÀ DỰ BÁO GIÁ CỦA MAF THEO ĐỒNG ĐÔ-LA MỸ 
 
 
Lưu ý 1: Giá giao lên tàu – giá trị hàng hoá tại cảng xuất và được chất lên tàu để vận chuyển ra khỏi nước sản xuất.
Nguồn: Statistics New Zealand và MAF.
 
Giá sữa của vụ sữa năm 2010/11 được dự kiến là 7,50 USD/kg sữa bột, thấp hơn 9 xen so với mức giá cao lịch sử của ba vụ trước đó. Giá bán sữa quốc tế đã tăng lên khi vụ sữa được tiến hành, nâng gá bán sữa bột lên. MAF dự đoán giá sữa của năm kết thúc vào ngày 31/5/2012 sẽ là 6,78 USD/kg sữa bột. Giá bán này phản ánh giả định giá bán sữa quốc tế giảm đi khi nguồn cung trên thế giới bắt đầu đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới. Sau năm 2012, giả định về việc đồng đô-la ở New Zealand mất giá làm cho giá bán sữa gần như tăng lên, mà được dự đoán sẽ là 8,64 USD/kg sữa bột của năm kết thúc vào ngày 31/5/2015.
 
 
Giá bán bơ quốc tế trong năm 2010, bằng đồng Đô-la Mỹ, đã gần như tăng gấp đôi so với giá bơ năm 2009. Sự kết hợp các yếu tố góp phần làm tăng đáng kể giá bán bơ. Nhu cầu bơ nhập khẩu của Ấn Độ và Nga đã tăng lên do sự gián đoạn của nguồn cung trong nước. Một yếu tố khác đẩy giá bơ tăng cao đó là lượng bơ sẵn có cho buôn bán quốc tế ít đi, với lượng bơ dự trữ ở Châu Âu và Mỹ giảm đi trong năm 2010. Vào cuối năm 2010, lượng bơ dự trữ là 30% thấp hơn so với năm trước. Mặc dù có một vài sự gia tăng giá bán bơ quốc tế có thể được giải thích liên quan đến các thay đổi về nguồn cung và lượng bơ dự trữ thấp hơn, các chính sách về nhiên liệu sinh học cũng đã gây áp lực lên các sản phẩm dầu mỏ và các sản phẩm có liên quan đến chất béo như các loại hạt có dầu, mà đã làm cho giá bán quốc tế tăng cao đối với các sản phẩm này. Các áp lực này chưa được dự báo để làm dịu bớt trong thời gian tới. New Zealand là nước xuất khẩu bơ lớn trên thế giới, xuất khẩu khoảng 45% trong tổng số bơ được buôn bán, tiếp theo là Châu Âu xuất khẩu 20% lượng bơ buôn bán trên thế giới. Khoảng 24% lượng bơ được buôn bán đưa tới Nga, thị trường nhập khẩu bơ lớn duy nhất. Ấn Độ và Pakistan là các nước tiêu thụ bơ lớn. Chỉ riêng Ấn Độ chiếm khoảng 40% lượng bơ tiêu thụ trên thế giới. Mặc dù các nước này hiện tại đều hầu như tự cung tự cấp, bất kỳ sự thiếu hụt sản lượng trong nước đều sẽ gây thêm áp lực lên việc buôn bán bơ và do đó sẽ gây áp lực lên giá bán trên thế giới. Trong năm 2009, Ấn Độ đã nhẩu khẩu khoảng 22 716 tấn bơ, so với mức trung bình 3500 tấn của ba năm trước đó.
 
Xuất khẩu
 
 Doanh thu xuất khẩu đạt được từ các sản phẩm sữa được dự kiến sẽ đạt mức cao mới là 13 tỷ USD trong năm kết thúc vào ngày 30/6/2011. Trong giai đoạn quan sát, doanh thu xuất khẩu được dự đoán sẽ tăng lên, chủ yếu nhờ vào giả định đồng Đô-la ở New Zealand yếu hơn nhiều nhưng cũng nhờ vào sự phát triển sản xuất sữa trong nước.
 
Mục tiêu xuất khẩu sữa của New Zealand đã thay đổi trong năm 2010. Lượng sữa bột nguyên chất xuất khẩu đã tăng lên 16%, trong khi lượng pho-mát, bơ và sữa bột ít béo xuất khẩu đã giảm đi khoảng 9 và 17%. Sữa bột nguyên chất xuất khẩu đạt 37% tiền lời xuất khẩu sữa của New Zealand trong năm 2010.
 
Đã có nhiều thay đổi đáng kể trong 5 năm qua đối với cơ cấu các thị trường xuất khẩu sữa của New Zealand. Trong năm 2008, Trung Quốc trở thành nước thu lợi xuất khẩu lớn thứ ba đối với các sản phẩm sữa của New Zealand, kiếm được khoảng 6% trong tổng tiền lời xuất khẩu sữa. Thị trường Trung Quốc đã duy trì được mức phát triển ổn định để trở thành thị trường thu lời xuất khẩu hàng đầu trong năm 2010, trị giá 2,1 tỷ USD, hoặc 17% trong tổng tiền lời xuất khẩu sữa. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu sữa lớn duy nhất của New Zealand. New Zealand xuất khẩu các sản phẩm sữa khác nhau cho Trung Quốc như sữa bột nguyên chất và sữa bột ít béo và bơ gày.
 
New Zealand là nước xuất khẩu sữa bột nguyên chất lớn nhất trên thế giới, và trong năm 2010 Trung Quốc đã vượt qua Algeria và Venezuela trở thành nước nhập khẩu lớn nhất. Trong khi nhu cầu đối với các sản phẩm sữa ở Trung Quốc đã tăng lên từ tất cả các nguồn, bao gồm cả các sản phẩm được sản xuất trong nước, hầu hết sữa bột nguyên chất nhập khẩu của Trung Quốc đều có nguồn gốc từ New Zealand, và 31% trong tổng lượng sữa bột nguyên chất của New Zealand xuất khẩu sang Trung Quốc. Có nhiều yếu tố làm tăng lượng sữa xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm, ví dụ, sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc, quy mô lớn của thị trường sữa Trung Quốc và sự phát triển nhanh chóng của nó, các ảnh hưởng của nguy cơ nhiễm melamine trong năm 2008 tới sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm sữa sản xuất trong nước, và Hiệp định Mậu dịch Tự do Trung Quốc – New Zealand, mà đã có hiệu lực trong tháng 10/2008. Xu hướng này làm tăng lượng sữa xuất khẩu vào Trung Quốc được dự kiến sẽ tiếp tục trong thời gian tới khi nhu cầu trong nước vẫn tiếp tục gia tăng.
 
HÌNH 15.5: TỔNG DOANH THU XUẤT KHẨU SỮA THEO QUỐC GIA BẰNG ĐỒNG ĐÔ-LA NEW ZEALAND 
 
 
 
Nguồn: Statistics New Zealand và MAF.
 
Tháng 7/2011
 Nguồn: Nguồn Công ty TNHH Dairy Việt Nam.
Nguồn:
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác