Quản lý chăn nuôi bò sữa

Động dục trở lại sau đẻ

Động dục trở lại của bò cái chịu ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng và tiết sữa. Sau khi đẻ bò mất ít nhất 3-4 tuần để đường sinh dục trở lại kích thước bình thường trước khi động dục có thể bắt đầu.

Động dục lần đầu sau khi đẻ nói chung yếu, ngắn hơn bình thường, khả năng thụ thai thấp. Rất ít bò thụ thai nếu cho giao phối vào lúc đó. Vì vậy, do thời gian chửa kéo dài xấp xỉ 9 tháng 10 ngày và một tỷ lệ phần trăm mất phôi là rất bình thường, bò cái cần phải động dục trong vòng 2 tháng sau khi đẻ để khoảng cách giữa các lần đẻ là 12 tháng. Khoảng cách trung bình giữa các lần đẻ và động dục là khoảng 7 tháng ở Bắc Australia. Ở đó tỷ lệ cai sữa bình quân khoảng 55-60%. Đây chủ yếu là kết quả của dinh dưỡng nghèo, khả năng thụ thai thấp và cho bú kéo dài.

 

 Hình 5. Tỷ lệ cai sữa và thời gian không động dục sau khi đẻ ước tính cho đàn bò thịt miền bắc Australia phối giống liên tục

(Tính toán của G.forduyce DPI, chanrters Towers)

 

Hình 5 cho thấy rằng: để đạt được tỷ lệ 80% cai sữa, bò cái phải có chửa trong vòng 4 tháng sau khi đẻ. Để động dục bò cái cần phải có một tập hợp các noãn nang phát triển khoẻ mạnh có thể rụng trứng với sự hỗ trợ thích hợp. Dinh dưỡng là nhân tố điều chỉnh chủ yếu sự phát triển của noãn nang. Khi buồng trứng đã đạt được một trạng thái có thể rụng trứng. Trúng không rụng một cách tự động. Trong khi dinh dưỡng có ảnh hưởng xa hơn đến sự tăng trưởng của noãn nang, cho bú ảnh hưởng mạnh nhất đến sự phát triển của noãn nang.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng

Do tình trạng năng lượng của bò cái giảm xuống qua mùa khô, sự phát triển của noãn nang trong buồng trứng bị chậm lại. Đó là nguyên nhân chủ yếu tại sao bò cái ở điều kiện dinh dưỡng nghèo hơn khi đẻ mất thời gian dài hơn để chửa lại và có tỷ lệ có chửa thấp hơn sau khi cai sữa. Để tránh tình trạng này những người sản xuất có thể sử dụng các kỹ thuật chăm sóc quản lý (thí dụ như cai sữa, giảm bớt mật độ chăn thả, cường độ chăn thả, tỷ lệ đàn gia súc phối giống theo mùa vụ, bổ sung thức ăn) để giữ khối lượng và điều kiện bình thường cho bò cái qua mùa khô, bằng cách đó sẽ đảm bảo cho noãn nang phát triển bình thường. Thường thường người ta nhận thấy giá của đầu ra (bán bê) lớn hơn nhiều chi phí đầu tư cho việc chăm sóc quản lý này. Tuy nhiên các nhân tố như: tỷ lệ có thai, giá trị thu hồi của bò cái cần được xem xét cân nhắc khi tính toán chi phí cho bất kỳ chế độ cho ăn bổ sung nào.

Sự phát triển noãn nang không bao giờ ngừng lại và thậm chí xảy ra trong thời gian có chửa để chuẩn bị cho lần chửa tiếp theo. Rụng trứng bị ngăn cản trong thời gian chửa và tất cả noãn nang được tái hấp thu đi. Nếu sự phát triển của noãn nang bị chậm do stress về thức ăn dinh dưỡng cần có thức ăn giàu năng lượng để các nang trứng khoẻ mạnh được hồi phục.

Để tránh các vấn đề về thụ thai cho bò cái chăn thả trên đồng cỏ có chất lượng kém, chúng có thể phải được cung cấp thức ăn bổ sung giàu protein và năng lượng như bột hạt bông, rỉ mật với urê, ít nhất 50 ngày trước khi đẻ. Việc này sẽ phục hồi sự phát triển của noãn nang đã từng bị phát triển chậm lại. Việc này được gọi là cho ăn bổ sung cố định. Nếu ngay sau thời kỳ cho ăn bổ sung có một thời kỳ nghỉ, sự phát triển tiếp tục của noãn nang sẽ bị chậm lại trong giai đoạn sau khi đẻ như vậy tạo khả năng thụ thai sớm hơn và tỷ lệ bò có thai cao hơn trước khi cai sữa.

Nếu cung cấp thức ăn bổ sung giàu năng lượng để phục hồi sự phát triển của noãn nang bị chậm lại cho đến khi đẻ, cần phải cho ăn tiếp tục ít nhất 2 tháng. Vì vậy rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng trong thời gian tiết sữa bò mẹ có khuynh hướng tập trung chất dinh dưỡng cho việc sản xuất sữa. Sự phát triển của bò mẹ và bê sau khi bò đẻ sẽ tốt hơn nhưng khả năng đáp ứng về thụ thai sẽ thấp. Vì vậy dạng bổ sung này thường không có hiệu quả kinh tế.

Hình 6. Bò ăn thức ăn bổ sung

Ảnh hưởng của cho bú

Cho bú sẽ ức chế giải phóng các hormone sinh sản ở não và vì vậy ức chế khả năng động dục của bò mẹ. Thêm vào đó ở bò có sự tập trung về năng lượng cho sản xuất sữa. Một khi ngừng cho bú, bò mẹ thường nhanh chóng bắt đầu động dục lại. Thực hiện cai sữa tạo khả năng cho bò giữ được thể trạng tốt trong suốt mùa khô sẽ làm cho khả năng có thai tăng lên do giảm stress về dinh dưỡng.

Cai sữa tạm thời trong 48 - 72 giờ là phương pháp cải thiện sự thụ thai. Cai sữa tạm thời đã thu được các kết quả đáng kể trong một số hoàn cảnh nhưng nó dường như chỉ có tác dụng từng lúc. Phức tạp hơn nữa là ở chỗ cai sữa tạm thời tạo ra động dục lần đầu sau khi đẻ, đó là động dục ngắn và ít có khả năng thụ thai. Cai sữa tạm thời ở thời điểm duy nhất được khuyến cáo là khi sử dụng kết hợp với các phương pháp gây động dục hàng loạt đặc biệt sử dụng liệu pháp progesterone trong chương trình phối giống nhân tạo ở bò sữa.

Nhiều nghiên cứu đề nghị cho bê ăn thêm để giảm ảnh hưởng của bú sữa và tạo khả năng cho bò cái động dục trở lại sớm hơn. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy nói chung cho ăn thêm không có tác dụng tốt hơn và trong điều kiện chăn nuôi quảng canh không nên áp dụng biện pháp này.

 

Nguồn: Dairyvietnam
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác