Sữa Thế giới

Công nghệ mới để bảo quản sữa tươi tiết kiệm điện

Mặc dù phần lớn dân số ở các nước đang phát triển có liên quan đến nông nghiệp, an ninh lương thực gần như nằm ngoài tầm với. Thường thì phương kế duy nhất là mua một con bò, trâu hoặc cừu để cung cấp một nguồn sữa tươi ổn định – nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong một chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng làm thế nào để bảo vệ nó một cách an toàn? Bảo quản lạnh và đun sôi thường tốn kém và không thể thực hiện được do điện không liên tục.

 Câu trả lời có thể nằm trong một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Tel Aviv được công bố trên Technology, cho thấy rằng trường xung điện ngắn có thể được sử dụng để diệt vi khuẩn nhiễm trong sữa. Thông qua một quá trình gọi là electroporation, màng tế bào vi khuẩn bị phá hủy. Theo Tiến sĩ Alexander Golberg, nghiên cứu viên hàng đầu của Khoa Nghiên cứu môi trường của trường Đại học Tel Aviv đã áp dụng quy trình này nhằm ngăn chặn vi khuẩn liên tục sinh sôi trong sữa được lưu trữ, có khả năng tăng thời hạn sử dụng của nó.

  

Theo nghiên cứu này, trường xung điện – một công nghệ mới nổi trong ngành công nghiệp thực phẩm đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm, có thể là một giải pháp thay thế: quy trình thanh trùng phi nhiệt. Sữa lưu trữ được định kỳ cho tiếp xúc với điện áp cao, trường xung điện ngắn có tác dụng diệt vi khuẩn. Nguồn năng lượng cần thiết này có thể bắt nguồn từ các nguồn thông thường hoặc từ năng lượng mặt trời. Công nghệ này có hiệu quả gấp ba lần việc đun sôi và gần gấp đôi so với hiệu quả năng lượng như bảo quản lạnh. 


Ở các nước phát triển, sự phát triển của vi khuẩn trong sữa được quản lý bằng bảo quản lạnh. Nhưng các mầm bệnh như Listeria monocytogenes ít nhạy cảm với nhiệt độ thấp nên có thể sinh sôi nảy nở trong quá trình vận chuyển và lưu kho. “Bảo quản lạnh làm chậm sự trao đổi chất của vi khuẩn, nhưng trường xung điện sẽ tiêu diệt chúng”, Tiến sĩ Golberg cho biết. “Đây là một cách tiếp cận khác cơ bản để kiểm soát vi sinh vật trong quá trình lưu trữ.

 
“Mô hình của chúng tôi cho thấy rằng công nghệ bảo quản bằng trường xung điện không đòi hỏi một nguồn cung cấp điện liên tục, nó có thể chỉ cần 5,5 giờ/ngày sử dụng, tấm năng lượng mặt trời nhỏ, quy mô gia đình”, Tiến sĩ Golberg nói. “Tôi tin rằng công nghệ này có thể cung cấp một hệ thống bảo quản sữa đơn giản, bền vững và tiết kiệm năng lượng có thể làm giảm lượng sữa bị lãng phí, do đó tăng thu nhập của các hộ nông dân nhỏ ở các nước đang phát triển”.

 

Tác giả: M.T. (Theo Sciencedaily)

Nguồn tin: Bộ NN&PTNT

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác