Sữa Thế giới

Công ty Pháp mang 5.000 con bò đầu tư vào Nga

Công ty sữa của Pháp đã lần đầu tiên đầu tư vào nông nghiệp và đó là ở Nga để giảm thiểu tác hại của lệnh trừng phạt.

 Bloomberg thông tin, nhà sản xuất sữa Danone của Pháp quyết định lần đầu tiên đầu tư vào nông nghiệp và đó là ở Nga nhằm giảm thiểu hậu quả từ lệnh cấm nhập khẩu các loại pho mát châu Âu của Nga.

 

Theo đó, Danone đã đưa 5.000 con bò đến trang trại của mình ở Siberia để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp của họ.

 

Những con bò Holstein vượt qua 4.500 km trong xe tải từ Hà Lan và Đức, để được đến thị trấn ở tỉnh Tyumen.

 

Theo Bloomberg, lệnh cấm nhập khẩu phomat châu Âu của Nga đã đẩy giá sữa ở nước này lên cao, tới mức nhà sản xuất sữa chua của Pháp không thể chịu được chi phí quá cao.Công ty Pháp này không đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ nhiều năm nay, nhưng đối với Nga đã có ngoại lệ.

 

Việc tự sản xuất ra nguồn sữa tại Nga sẽ khiến chi phí của hãng sản xuất này tăng lên.

 

Người đứng đầu chi nhánh Nga của Danone là ông Charlie Capetti cho Bloomberg biết: "Giá sữa tăng lên liên tục. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất sữa chua".

 

Việc đầu tư của Danone vào Nga bằng cách mang hẳn số lượng bò rất lớn sang vùng Siberia sẽ giúp công ty này thoát khỏi tình trạng giá sữa bị đẩy lên cao tới 14% và ảnh hưởng tới việc bán hàng.

 

Việc đầu tư của nhà sản xuất Pháp vào Nga nhằm né tránh lệnh trừng phạt đã cho thấy mặt có lợi của các biện pháp đáp trả mà Tổng thống Nga nhằm vào phương Tây bắt đầu từ năm 2014.Danone đã đầu tư vào trang trại 60 ha (150 mẫu Anh) với nhà sản xuất địa phương Damate, ông Cappetti cho biết. Những con bò đầu tiên đã bắt đầu cung cấp sữa cho Danone vào tháng 5 vừa qua, và đợt vận chuyển gia súc cuối cùng sẽ đến vào tháng 9

 

Không chỉ các công ty của Pháp mà hàng loạt hãng thực phẩm của Mỹ cũng đã bất chấp lệnh trừng phạt để tiến vào thị trường Nga.

 

Tạp chí Forbes hồi tháng 8/2016 bình luận, Mỹ đang cố gắng tưởng tượng kinh doanh với Nga là một cái gì đó rất tồi tệ, nhưng nhiều công ty lớn của nước Mỹ không chịu để mất quan hệ kinh doanh với Nga.

 

"Hôm nay, các quy tắc chính trị yêu cầu phải ghét bỏ Nga. Nếu như bạn có yêu nước Nga một chút xíu, có nghĩa là bạn ủng hộ ông Putin, hay là bạn đang chịu ảnh hưởng của mafia Nga" - Tạp chí này đánh giá.

 

 Pfizer đang chuẩn bị lập liên doanh với công ty dược phẩm Nga "NovaMedika".

 

Cuối tháng 7/2016, Boeing đã ký thỏa thuận về dự án chung với nhà sản xuất titan "VSMPO-Avisma" của Nga và Đại học Liên bang Ural.

 

Năm ngoái Ford đã khai trương dây chuyền sản xuất 4 mẫu xe hơi tại LB Nga.


Hơn thế nữa, có thêm những tập đoàn mới của Mỹ xuất hiện tại Nga. Những công ty thực phẩm của Mỹ như Starbucks và Krispy Kreme đang mở rộng kinh doanh của họ.
Các công ty khổng lồ như PepsiCo, Procter & Gamble, McDonald, Mondelez International, General Motors, Johnson & Johnson, Cargill, Alcoa, và General Electric cũng không ngại làm việc với Nga.

 

Kết quả nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ tại Nga (AmCham) cho thấy, phần  lớn những công ty của Mỹ hoạt động tại Nga cho rằng, đất nước là một trong những thị trường chiến lược.

 

Theo số liệu khảo sát, 79% số người được hỏi nêu danh Nga là một trong những thị trường chiến lược đối với bản thân họ, và 69% đưa nó vào danh sách top 10 nước hàng đầu cho kinh doanh của họ. Liên bang Nga được công nhận là thị trường chính của 12% công ty, và 9% công ty khác đặt ở tầm quan trọng thứ yếu.

 

Chủ tịch AmCham Alexis Rodzianko, trong khi trình bày nghiên cứu đã ghi nhận rằng, thống kê chính thức của Mỹ về đầu tư vào Nga không phải lúc nào cũng tương ứng với thực tế.

 

Ví dụ, đầu tư tích lũy ở Nga của 59 công ty đa quốc gia do Phòng Thương mại Mỹ khảo sát lên tới  49,7 tỷ $.

 

Trong khi đó, thống kê chính thức của Bộ Thương mại Hoa Kỳ chỉ nói đến  36,8 tỷ $ đầu tư tích lũy.

 

Đông Phong

Nguồn: baodatviet.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác