Sữa Việt Nam

Kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam sang các nước ngày càng tăng

Để đẩy mạnh việc xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam sang các nước, PV Báo NNVN đã trao đổi với Cục Thú y để về những yêu cầu của các nước đối với việc kiểm dịch sữa, sản phẩm sữa từ Việt Nam để xuất khẩu sang các nước và giải pháp đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm sữa trong thời gian tới..

 Cụ thể như sau:

 

Một là, về yêu cầu kiểm dịch sản phẩm sữa của các nước khi nhập kffhẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam:

 

Các nước khi nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa (bao gồm: Sữa tươi tiệt trùng, sữa bột hộp, sữa đặc có đường, sữa chua, sữa bột nguyên liệu, bơ, pho mai,…) đều tuân thủ quy định chung về yêu cầu kiểm dịch theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và CODEX về chứng nhận kiểm dịch sữa và sản phẩm sữa trong thương mại quốc tế với mục đích rất quan trọng là để kiểm soát đối với các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao lây truyền thông qua lưu hành sản phẩm sữa (như bệnh Lở mồm long móng, bệnh Lao bò, Sảy thai truyền nhiễm,…), đồng thời phải bảo đảm về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

 

(1) Sữa và sản phẩm sữa phải có nguồn gốc từ động vật xuất phát từ trang trại nuôi bò, vùng hoặc quốc gia không có các dịch bệnh động vật truyền nhiễm nguy hiểm như Lao, Sảy thai truyền nhiễm, Xoắn khuẩn,…;Do vậy, các nước đều yêu cầu cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu phải tổ chức kiểm tra theo chuỗi và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho các lô hàng sữa và sản phẩm sữa để xuất khẩu, cụ thể trong Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu các lô hàng sản phẩm sữa từ Việt Nam sang các nước phải có các nội dung chính sau:

 

(2) Sữa và sản phẩm sữa phải được sản xuất trong cở sở sản xuất bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và được cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu kiểm tra, chứng nhận bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;

 

(3) Sữa và sản phẩm sữa phải được kiểm tra trước khi xuất khẩu và bảo đảm không có các vi sinh vật gây hại, các chất tồn dư độc hại (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, hóc môn, chất phóng xạ,…);

 

(4) Sữa và sản phẩm sữa phải được đóng gói trong bao bì mới và bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y;

 

(5) Sữa và sản phẩm sữa phải bảo đảm an toàn thực phẩm cho  cho người tiêu dùng;

 

(6) Sữa và sản phẩm sữa phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng và bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y khi vận chuyển từ cơ sở sản xuất đến cửa khẩu để xuất khẩu.

 

Hai là, các biện pháp tổ chức thực hiện để kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam sang các nước:

 

Căn cứ yêu cầu về kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam sang các nước, từ năm 2015 Cục Thú y đã thành lập Tổ công tác (gồm có: Lãnh đạo Cục Thú y; lãnh đạo các phòng chức năng thuộc Cục; lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của các Chi cục Thú y vùng và các Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương thuộc Cục Thú y) để hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang các nước. Tổ công tác có nhiệm vụ:

 

(1) Liên hệ với cơ quan thú y có thẩm quyền của các nước để biết yêu cầu kiểm dịch đối với sản phẩm sữa xuất khẩu sang từng thị trường;

 

(2) Phổ biến, hướng dẫn các yêu cầu về kiểm dịch xuất khẩu sản phẩm sữa cho các doanh nghiệp của Việt Nam để chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa theo yêu cầu của các nước nhập khẩu;

 

(3) Tổ chức rà soát hồ sơ xuất khẩu, nếu bảo đảm các yêu cầu thì gửi cho các nước nhập khẩu để xem xét hồ sơ xuất khẩu sản phẩm sữa;

 

(4) Tổ chức đoàn công tác đến tận cơ sở sản xuất sữa xuất khẩu để kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp khắc phục tồn tại cho doanh nghiệp về các yêu cầu vệ sinh thú y đối với sản xuất sản phẩm sữa để xuất khẩu;

 

(5) Tổ chức kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu cho các lô hàng sản phẩm sữa của các doanh nghiệp đăng ký để xuất khẩu sang các nước trên cơ sở yêu cầu kiểm dịch của các nước nhập khẩu.


Ba là, về tình hình sản xuất, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam sang các nước:

 

Trong vài năm qua, việc kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam sang các nước ngày càng tăng cả về số lượng doanh nghiệp xuất khẩu, sản lượng sữa xuất khẩu và thị trường xuất khẩu cũng mở rộng sang nhiều nước, cụ thể: (1) Năm 2015, cả nước mới chỉ có 03 doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa (gồm có: Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, Công ty TNHH Toàn Thịnh Phát)  từ Việt Nam sang 10 nước (gồm có: Hoa Kỳ, Canada, Guyana, Honduras, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trinidad và Tobago), với sản lượng xuất khẩu là 3.769 tấn sữa và sản phẩm sữa (gồm có: Sữa bột, sữa bột nguyên liệu, sữa đặc có đường, sữa chua, pho mai);Ba là, về tình hình sản xuất, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam sang các nước:

 

(2) Năm 2016, cả nước đã có 08 doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa, tăng hơn 05 doanh nghiệp so với năm 2015 (gồm có: Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, Công ty TNHH Toàn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng Hải, Công ty Cổ phần sản xuất Tân Việt Xuân, Công ty Cổ phần sữa Hà Nội, Công ty TNHH Tuấn Linh Phúc Hải, Công ty TNHH Thái Bình thế kỷ Việt Nam)  từ Việt Nam sang 12 nước (gồm có: Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trinidad và Tobago, Cu Ba, Trung Quốc, Iraq, Malaysia, Philippin, Tiểu vương quốc A rập), với sản lượng xuất khẩu là 5.528 tấn sữa và sản phẩm sữa (gồm có: Sữa bột, sữa bột nguyên liệu, sữa đặc có đường, sữa dạng lỏng, sữa uống, sữa Dutch lady, sữa chua, pho mai);

 

(3) Năm 2017, cả nước đã có 18 doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa, tăng hơn 10 doanh nghiệp so với năm 2016 (gồm có: Công ty Cổ phần chuỗi thực phẩm TH, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng Hải, Công ty Cổ phần sữa Hà Nội, Công ty TNHH Thái Bình thế kỷ Việt Nam, Công ty Cổ phần sữa quốc tế, Công ty TNHH Toàn Thịnh Phát, Công ty An Nam, Công ty Cổ phần thực phẩm và đồ uống quốc tế, Công ty Cổ phần thực phẩm và đồ uống quốc tế Dona Newtower, Công ty Cổ phần thương mại đầu tư Thái Bình, Công ty FC Hà Nam, Công ty TCP thực phẩm và đồ uống quốc tế, Công ty TNHH Bel Việt Nam, Công ty TNHH Friesland Campina Hà Nam, Công ty TNHH Nhật Hải Bình, Công ty TNHH thương mại dịch vụ thực phẩm Indoguna Vina, Công ty TNHH thương mại quốc tế Hoàn Mỹ)  từ Việt Nam sang 17 nước (gồm có: Hoa Kỳ, Canada, Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trinidad và Tobago, Cu Ba, Trung Quốc, Malaysia, Philippin, Tiểu vương quốc A rập, Căm pu chia, Cộng hòa Liên bang Đức, Honduras, Ấn Độ, Hàn Quốc, Madagascar, Sigapore), với sản lượng xuất khẩu là 6.109 tấn sữa và sản phẩm sữa (gồm có: Sữa bột, sữa bột nguyên liệu, sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, sữa dạng lỏng, sữa uống dạng lỏng, sữa Dutch lady, sữa chua, sữa lên men, pho mai, đồ uống có chứa sữa, váng sữa uống, sữa nước dùng pha cà phê);

 

(4) Trong 5 tháng đầu năm 2018, cả nước đã có 12 doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa (gồm có: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng Hải, Công ty TNHH Thái Bình thế kỷ Việt Nam,  Công ty TNHH Toàn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần thực phẩm và đồ uống quốc tế, Công ty TCP thực phẩm và đồ uống quốc tế, Công ty TNHH Bel Việt Nam, Công ty TNHH Friesland Campina Hà Nam, Công ty TNHH Nhật Hải Bình, Công ty TNHH thương mại dịch vụ thực phẩm Indoguna Vina, Công ty Cổ phần Đại Tân Việt, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Wily Sports)  từ Việt Nam sang 13 nước (gồm có: Bangladesh, Căm pu chia, Canada, Cu Ba, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mauritius, Philippin, Sigapore, Trinidad và Tobago, Tiểu vương quốc A rập, Hoa Kỳ), với sản lượng xuất khẩu là 4.596 tấn sữa và sản phẩm sữa (gồm có: Sữa bột, sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, bơ, pho mai, chế phẩm dinh dưỡng có chứa sữa,…);

 

Bốn là, về chất lượng sữa và sản phẩm sữa xuất khẩu:

 

Tất cả các lô hàng sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam được các cơ quan thú y của Cục Thú y kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu sang các nước đều bảo đảm các yêu cầu của nước nhập khẩu về an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

 

Như vậy, có thể thấy rằng: Việc kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam để xuất khẩu sang các nước ngày càng tăng cả về số lượng doanh nghiệp xuất khẩu và sản lượng sữa xuất khẩu, đồng thời thị trường xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ngày càng được mở rộng hơn.

 

PV

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác