Sữa Việt Nam

Vĩnh Phúc: Chăn nuôi bò sữa công nghệ cao gắn với phát triển du lịch sinh thái ở Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường)

Xây dựng, hoàn thiện các giải pháp, tạo điều kiện đưa chăn nuôi bò sữa công nghệ cao gắn với phát triển du lịch sinh thái, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vừa bảo vệ môi trường ở Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc).

 Chính quyền xã Vĩnh Thịnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu sự cần thiết của chủ trương đưa chăn nuôi bò sữa phát triển ra ngoài khu dân cư. Và huyện sẽ cấp kinh phí để địa phương tổ chức đưa hộ chăn nuôi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình nuôi bò sữa tập trung lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại tại một số địa phương trong nước. Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) trong  cuộc họp về tìm giải pháp đưa chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Thịnh ra ngoài khu dân cư và phát triển bền vững trên địa bàn.

 

Xã Vĩnh Thịnh hiện có hơn 5.000 con bò sữa sản lượng sữa khai thác bình quân đạt 5.200kg/chu kỳ/1 con (10 tháng), trung bình mỗi con bò cho thu nhập khoảng 26 triệu đồng/chu kỳ. Nghề nuôi bò sữa đã mang lại nguồn thu nhập khá cao và ổn định cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, do chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu trong các khu dân cư khiến môi trường nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân.

 

le thu hang

Đề xuất giải pháp đưa chăn nuôi bò sữa ra khỏi khu dân cư là cần thiết được người dân đồng tình ủng hộ

 

Trước thực trạng đó, từ năm 2009, UBND xã đã quy hoạch 03 khu chăn nuôi tập trung với diện tích 17,3ha. Song trong quá trình triển khai, việc tuyên truyền, vận động các hộ dân đưa chăn nuôi bò sữa vào trang trại không khả thi do vị trí quy hoạch 03 khu chăn nuôi bò sữa chưa phù hợp. Năm 2014, UBND xã ban hành Nghị quyết 01 về việc phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt giai đoạn 2013 - 2020 và đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư.

 

Thực hiện Nghị quyết này, xã Vĩnh Thịnh đã đề nghị UBND huyện cho điều chỉnh để mỗi thôn có 1 khu chăn nuôi tập trung phù hợp với điều kiện đường giao thông và các điểm đấu nối điện để phục vụ người dân đầu tư ra khu chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, theo quy hoạch, toàn xã có 15 khu chăn nuôi tập trung với diện tích 16 ha và được chọn làm thí điểm tại 2 thôn An Lão Trên và Khách Nhi Ngược, nhưng đến nay mới chỉ có 04 hộ thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân gặp khó khăn trong dồn thửa đổi ruộng và các cơ chế hỗ trợ về hạ tầng đường giao thông, điện sản xuất chưa cụ thể, kịp thời.

 

Với chủ trương của UBND huyện về việc đưa chăn nuôi bò sữa vào các khu chăn nuôi tập trung được hầu hết bà con nhân dân xã Vĩnh Thịnh nhất trí. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị các cấp, ngành chức năng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể đối với những hộ tiên phong đưa bò sữa ra khỏi khu dân cư; đầu tư làm đường điện, cứng hóa đường giao thông, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải trong khu chăn nuôi tập trung; nhanh chóng cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất để người dân có thể vay vốn ngân hàng đầu tư vào khu chăn nuôi tập trung; giải quyết đầu ra cho sữa bò, giúp ổn định nguồn thu cho người dân.

Nguồn: vanhien.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác