TT thức ăn cho bò sữa tại Việt Nam

Thị phần thức ăn chăn nuôi: Nhà đầu tư ngoại nắm trọn

Gần 180 doanh nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm gần 30% thị phần và số thị phần này cũng đang có nguy cơ sụt giảm trước sự mở rộng quy mô của doanh nghiệp ngoại.

Sáng qua (22/3), Công ty TNHH Cargill Việt Nam (thuộc Tập đoàn Cargill - Mỹ) đã khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thứ 9 tại Việt Nam. Cùng với Cargill, hàng loạt doanh nghiệp FDI khác cũng đầu tư nhằm gia tăng thị phần thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Theo Cargill, ngày 30/3 tới, Công ty này tiếp tục tổ chức lễ khánh thành nhà máy thức ăn cho tôm tại tỉnh Tiền Giang. Trước đó, vào cuối năm 2011, Cargill đã hoàn tất việc mua lại nhà máy này của Công ty TNHH Higashimaru (Nhật Bản). Như vậy, không chỉ chiếm lĩnh thị trường thức ăn cho gia súc, gia cầm, Cargill chính thức nhảy vào cung cấp cả thức ăn thủy sản ở Việt Nam - vốn đang là sân chơi của các doanh nghiệp ngoại. Ông Greg Page, Tổng giám đốc Cargill toàn cầu khẳng định: “Chúng tôi nhìn thấy tương lai tươi sáng tại Việt Nam cho sự phát triển thịnh vượng của Cargill cùng với người nông dân, với những nhà sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản, cũng như với các đại lý, các nhà cung cấp của chúng tôi”.

Không chỉ Cargill, nhiều tập đoàn nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng có kế hoạch mở rộng nhà máy tại Việt Nam. Năm ngoái, Công ty CP (Trung Quốc) đã thông báo sẽ xây thêm 6 nhà máy tại Việt Nam trong thời gian từ nay đến năm 2014. Công ty New Hope (Trung Quốc) cũng khẳng định sẽ xây dựng 6 nhà máy tại Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, cả nước hiện có trên 20 doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài, song chiếm tới hơn 70% thị phần, đứng đầu là Cargill, CP, Proconco (Pháp)... Gần 180 doanh nghiệp của Việt Nam chiếm gần 30% thị phần còn lại và số thị phần này cũng đang có nguy cơ sụt giảm trước sự mở rộng quy mô của doanh nghiệp ngoại.

Không chỉ thức ăn gia súc, gia cầm, mà thức ăn cho chăn nuôi thủy sản cũng đang bị các doanh nghiệp ngoại nắm thị phần chi phối. Ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành thủy sản như Uni President, CP, Tom Boy… đang nắm trong tay tới 95% thị phần thức ăn cho tôm.

Đang có nhiều nhận định cho rằng, do chiếm thị phần chi phối, các doanh nghiệp FDI đang bắt tay làm giá thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước, bởi giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn so với khu vực. Tuy nhiên, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định, không có bằng chứng về nhận định này. Theo quy định, doanh nghiệp phải chiếm 30% thị phần thì mới vi phạm Luật Cạnh tranh, trong khi đó doanh nghiệp FDI lớn nhất (là Công ty CP) hiện mới chiếm 18% thị phần.

Vậy tại sao các doanh nghiệp FDI coi thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đặc biệt hấp dẫn để đầu tư, trong khi doanh nghiệp trong nước lại hụt hơi? Có 3 lý do dẫn tới tình trạng này.

Thứ nhất, tiềm năng thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam rất lớn, sản xuất trong nước mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu.

Thứ hai, doanh nghiệp FDI có lợi thế về vốn rẻ từ công ty mẹ.

Thứ ba, các doanh nghiệp nước ngoài đang hưởng lợi về thuế một cách hợp pháp bằng cách ký hợp đồng gia công với các trang trại chăn nuôi. Vì vậy, các doanh nghiệp này không phải nộp thuế giá trị gia tăng và tiền thuê đất.

 

Ông Đoàn Trọng Lý, Giám đốc Công ty thức ăn chăn nuôi Aprocimex trăn trở: “Có một thực tế rất đau lòng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đó là doanh nghiệp ngoại chiếm hơn 70% thị phần, giá cả hoàn toàn bị các doanh nghiệp này chi phối. Phần còn lại do doanh nghiệp nội nắm giữ, nhưng chỉ ở vùng sâu, vùng xa, vùng dịch bệnh mà doanh nghiệp ngoại không muốn với tới”. Ông Lý cũng cho hay, hiện rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhòm ngó Aprocimex và đề nghị bán lại Công ty, nhưng ông nhất quyết không bán. “Nếu Nhà nước không khẩn cấp hỗ trợ ngành thức ăn chăn nuôi trong nước thì trước sau gì, thị phần cũng rơi hết vào tay doanh nghiệp ngoại. Khi đó, người chăn nuôi và người tiêu dùng phải gánh chịu thiệt hại”, ông Lý cảnh báo.

 

 

 

 

Ông Lê Bá Lịch cũng khẳng định, hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất thức ăn chăn nuôi đều nằm trên giấy, đặc biệt là lãi suất cho vay quá cao đang khiến nhiều doanh nghiệp ngành này khốn đốn.

Trên thực tế, với mô hình kinh doanh khép kín, các doanh nghiệp FDI không chỉ chiếm lĩnh thị phần thức ăn chăn nuôi, mà gần như còn bao thầu toàn bộ thị trường con giống, thuốc thú y. Với mô hình này, trong tương lai, chắc chắn thị phần thực phẩm do khối doanh nghiệp ngoại nắm giữ sẽ gia tăng



Theo Thùy Liên

Nguồn: cafef.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác

Bảng giá

Dairy
Price
2011
Price
2011
Price
2010
Price
2010
Price
2010
Grains, Livestock & Hay
Price
2012
Price
2011
Price
2011
Price
2010