Chuồng trại và xây dựng

Các biện pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ở nước ta, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức thiết hiện nay. Một trong những nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường là từ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi ở nước ta những năm gần đây đã và đang phát triển nhanh chóng về cả chất lượng và quy mô. Tuy nhiên, chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ cũng như trại chăn nuôi lớn việc quản lý và sử dụng các nguồn chất thải từ chăn nuôi còn nhiều bất cập. Một số trang trại lớn đã có những biện pháp xử lý nguồn chất thải chăn nuôi. Trong khi đó, việc xử lý chất thải ở một số trang trại chưa được quan tâm. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình việc xử lý chất thải hầu như còn bị thả nổi. Một trong những nguyên nhân là do người chăn nuôi chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc xử lý nguồn chất thải; kinh phí phục vụ cho việc xử lý chất thải còn thấp; luật xử lý chất thải còn chưa đồng bộ và khó áp dụng; chăn nuôi nhỏ lẻ cũng là một trong những nguyên nhân làm việc quản lý và xử lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn;…

Trong những năm gần đây, nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ để cải thiện việc xử lý chất thải như: hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm biogas; tận dụng nguồn chất thải để nuôi trùn quế; sử dụng chất thải chăn nuôi cho ngành trồng trọt… Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi có thể được áp dụng như sau:
1. Ủ sản xuất khí sinh học
     Phương pháp này dựa vào nguyên lý lên men kị khí chất thải chăn nuôi để tạo ra khí CH4, CO2, H2S, và một số khí khác. Các khí này được sử dụng để làm khí đốt dùng trong sinh hoạt gia đình, chạy máy phát điện…
2. Ủ phân hữu cơ
     Sử dụng phân và một số nguyên liệu khác như cỏ khô, rơm, trấu, mụn cưa…trong một thời gian sau đó hỗn hợp này được sử dụng bón phân cho cây trồng. Phương pháp này sẽ làm cho phân hoai mục và làm tiêu diệt trứng giun sán, mất mùi hôi…
3. Hồ sinh học
     Được sử dụng đối với chất thải ở dạng lỏng. Có thể kết hợp nuôi cá và dùng một số loại cây thủy sinh như bèo tây, rau muống…Các yếu tố này làm sạch nước thải chăn nuôi.
4. Phương pháp lắng cặn
     Hỗn hợp chất thải chăn nuôi được đưa vào hồ, sau đó dùng một số yếu tố như dùng lực động học để phân loại chất thải thành chất thải rắn và chất lỏng.
5. Các biện pháp khác
     Các biện khác như đốt (rác, vật nuôi chết), làm lạnh (khí thải), pha loãng để làm nước tưới, dùng hóa chất, men sinh học, dùng làm thức ăn cho các loại vật nuôi khác (nuôi trùn, …).

Liễu Kiều

Nguồn: khuyennongtphcm.com
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác