Giải pháp cho các trang trại lớn

Mộc Châu mở hướng sản xuất sữa siêu sạch

Về Mộc Châu, hỏi gương đảng viên làm kinh tế giỏi ai cũng giới thiệu đến Sao Thần Nông Lâm Thanh Trân. Trang trại chăn nuôi bò của ông Trân có quy trình khoa học không kém bất kỳ trang trại nào ở các nước phát triển. Khép kín từ khâu trồng cỏ đến việc sử dụng máy vắt sữa nhập khẩu mút sữa vào bình trữ lạnh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. 'dfgdfgf'

Với 36 con bò thay phiên nhau cho ra sữa, gia đình ông Trân thu mỗi tháng gần 200 triệu đồng. Năm 2010, sản lượng sữa tươi gia đình ông đạt khoảng 250 tấn.

Việc ngày càng có nhiều hộ chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu có thu nhập cao như gia đình Lâm Thanh Trân bắt đầu từ chủ trương cổ phần hóa. Tuy nhiên, buổi ban đầu thực hiện cổ phần hóa, nhiều cán bộ, công nhân trong công ty còn không ít đắn đo. Ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc công ty nhớ lại: "Ngày trước, thực hiện chính sách khoán hộ đã gian nan, nay cổ phần hóa còn vất vả hơn. Một là người dân không có tiền, hai là thay đổi tính chất công việc, ba là nhiều người không hiểu cơ chế doanh nghiệp cổ phần. Lúc đó, công ty xác định công tác số một chính là tuyên truyền chính sách, nói rõ cho dân hiểu và làm cho dân tin. Cán bộ công ty phải thay nhau xuống tận nơi nói cho dân hiểu và tin vào lợi ích của việc cổ phần hóa".

Với nhiều người chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, ngày 1-1-2005 sẽ mãi được khắc ghi khi công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình cổ phần hóa. Những hộ chăn nuôi bò sữa và cán bộ, công nhân viên của các ngành sản xuất của công ty: từ công nhân chế biến thức ăn gia súc, công nhân chế biến sữa đến những người làm công tác thị trường bán các sản phẩm sữa - cán bộ, công nhân viên cơ quan đã trở thành cổ đông của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu. Họ chính là những cán bộ, công nhân, người lao động của công ty trước đây đã có bề dày kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa.

Đến nay, cổ phần hóa đã thật sự là lời giải tối ưu nhất cho mô hình sản xuất tại Mộc Châu. Người chăn nuôi bò chính là công nhân, là cổ đông của công ty, con cháu họ được tuyển dụng vào làm công nhân Nhà máy sữa, dịch vụ và chăn nuôi trong công ty với mức lương bình quân 4,2 triệu đồng/người/tháng. Thành công lớn nhất của cả nông dân lẫn doanh nghiệp ở thảo nguyên chính là sợi dây kết nối bền chặt giữa họ với nhau. Người chăn nuôi đồng thời là cổ đông. Họ được tham gia bàn thảo kế hoạch phát triển sản xuất. Nhà máy sữa tươi tiệt trùng được khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư ban đầu 36 tỷ đồng. Ngày nhà máy đi vào sản xuất, sản phẩm nhiều, chi phí thị trường lớn, tiền thu về nhỏ giọt nhưng do có sự đoàn kết, gắn bó của chính các cổ đông đã giúp công ty vượt qua sóng gió thương trường. Đến nay, tổng tài sản của công ty đã lên hơn 300 tỷ đồng.

Công tác đào tạo đội ngũ kế cận triển khai xuống từng phân xưởng, tổ đội chăn nuôi. Hiện trong từng khâu sản xuất trong nhà máy đã có các cán bộ kỹ thuật trẻ đảm nhiệm. Họ là con em trong nhà máy, con các chủ trang trại chăn nuôi bò vào nhà máy làm việc với cam kết gắn bó lâu dài với mảnh đất quê hương.

Dự kiến vào dịp Hội thi Hoa hậu bò sữa tháng 10 năm nay, Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu khai trương trại bò mẫu theo tiêu chuẩn châu Âu với số lượng từ 250 đến 300 con bò sữa cao sản. Đây sẽ là nơi tạo ra những con bò sữa giống hạt nhân thuần chủng cao sản, nơi cung cấp con giống tốt nhất cho các hộ chăn nuôi nhằm hướng đến mục tiêu sản xuất sữa siêu sạch theo tiêu chuẩn Organic, được tiêu chuẩn hóa theo quy trình sản xuất sạch từ con giống bò, nguồn nước đến đồng cỏ và các loại thức ăn... Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với sự quyết tâm, đầu tư hợp lý của công ty lẫn người chăn nuôi, sản xuất được sữa siêu sạch Organic mang thương hiệu Mộc Châu sẽ là không còn điều xa với trong 3-5 năm tới.

Để chuẩn bị cho mục tiêu số một này, công ty đã cử Kỹ sư nông học Nguyễn Chí Áp sang Mỹ học tập công nghệ nhân giống, lưu giữ phôi, cấy phôi. Theo Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất của công ty, Phạm Văn Nhán cho biết: "Đây là bước triển khai tiếp theo để Mộc Châu sản xuất sữa tự nhiên siêu sạch (sữa Organic) trong vòng vài ba năm tới. Vì sản xuất được sữa tự nhiên siêu sạch Organic với những tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu sẽ nâng cao vị thế của sữa Mộc Châu nói riêng và sữa Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế".

Có thể nói, chính người Mộc Châu đang tạo ra văn hóa nuôi bò sữa và chăn nuôi bò sữa theo nét riêng của cao nguyên này. Cách làm đó đã và đang ngày càng thu hút nhiều trí thức trẻ đến cao nguyên Mộc Châu lập nghiệp và làm giàu.

Nguồn: http://tin247.com
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác