Giải pháp cho các trang trại lớn

Tầm nhìn phát triển ngành sữa

Ngày 27/11/2010, tại Bộ Công Thương đã diễn ra hội thảo “Quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025”. Theo đó, trong chiến lược phát triển của ngành, việc quy hoạch đàn bò sữa và tập trung vào công nghiệp chế biến là hai yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Băn khoăn khâu nguyên liệu
Hiện nay, toàn ngành sữa có 72 doanh nghiệp sản xuất. Tổng năng lực sản xuất là 796,2 triệu hộp sữa đặc có đường; 101,5 ngàn tấn sữa bột; 778,3 triệu lít sữa thanh trùng và tiệt trùng, 150,8 triệu lít sữa chua/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 của toàn ngành đạt 7.083,4 tỷ đồng. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2001-2008 đạt 10,53%.
Hiện hầu hết các nhà máy sữa nước ta đã được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại. Hệ thống dây chuyền công nghệ được nhập khẩu từ các nước có công nghệ và thiết bị phát triển như Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Ý, Thụy Sĩ… Bên cạnh đó, các hệ thống dây chuyền này đều là dây chuyền sản xuất khép kín tự động và bán tự động. Hơn nữa, nhằm kiểm soát chặt chẽ các thông số công nghệ để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng ổn định và đạt chỉ tiêu như mong muốn, các công ty sữa đã đầu tư chương trình điều khiển tự động vào hệ thống dây chuyền công nghệ của mình.
Tuy nhiên, đối với nguồn nguyên liệu sản xuất sữa, ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp cho biết: “Hiện nay, những chỉ tiêu về đàn bò được đánh giá là chưa đạt. Bởi xét về quy mô ngành, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ khoảng 5% được nuôi trong các trại chuyên biệt, quy mô đàn từ 100-200 con. Tính đến nay, cả nước có 19.639 hộ chăn nuôi bò sữa, trung bình 5,3 con/hộ, trong đó miền Nam có 12.626 hộ, trung bình 6,3 con/hộ; miền Bắc có 7.013 hộ, trung bình 3,7 con/hộ. Loại trang trại nhỏ có 384 hộ. Cá thể có một số hộ nuôi trên 30 con”. Việc người dân nuôi bò tự phát dẫn đến chất lượng cũng như số lượng sữa bò không được quản lý, đảm bảo chất lượng.

Phát triển đàn bò và công nghiệp chế biến

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải: “Ngành sữa có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế mà còn đối với đời sống của người dân bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và trí tuệ của thế hệ tương lai của đất nước. Cho nên việc đề ra kế hoạch để đưa ngành sữa Việt Nam phát triển là việc làm vô cùng quan trọng”.
Mục tiêu phát triển của ngành sữa cho đến năm 2025 là đạt 1.500-1.550 triệu lít sữa thanh trùng; 200-220 triệu lít sữa chua; 410-430 triệu hộp sữa đặc có đường; 160-170 ngàn tấn sữa bột các loại (quy sữa tươi là khoảng 3,3-3,5 tỷ lít)…
Để đưa ngành sữa phát triển trong thời gian tới, ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương cho biết: “Việc quy hoạch phát triển ngành sữa đến năm 2020 cần sự vào cuộc của nhiều ban ngành, trong đó việc quy hoạch phát triển đàn bò sữa đã được giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện. Nhiệm vụ của Bộ Công Thương là đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sữa”.
Cho nên, việc quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến sữa đã được Bộ Công Thương đề ra như sau:
Trong giai đoạn từ 2011-2015, doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng và đầu tư mới tăng công suất tinh luyện thêm 1.000 tấn/ngày. Như vậy trong giai đoạn này, chỉ cần đầu tư mới thêm 2 dây chuyền tinh luyện với công suất từ 400-600 tấn/ngày là đủ.
Trong giai đoạn từ 2016-2020, tổng công suất yêu cầu tăng thêm khoảng 2.000 tấn/ngày. Để đáp ứng nhu cầu tăng thêm, cần đầu tư mới và mở rộng 3 nhà máy với công suất từ 600-800 tấn/ngày.
Trong giai đoạn 2012-2025, các doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng tăng công suất các nhà máy tinh luyện thêm 1.400 tấn/ngày, đưa tổng công suất các nhà máy tinh luyện dầu lên 2.411 ngàn tấn/năm. Mức huy động công suất đạt khoảng 80%.
Đối với việc sản xuất bao bì phục vụ ngành sữa, sẽ tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm bao bì, nhằm cung cấp khoảng 65% nhu cầu bao bì kim loại cho ngành sữa vào năm 2020. Đồng thời, đối với thiết bị phục vụ ngành sữa, toàn ngành sẽ từng bước nâng cao năng lực ngành phụ trợ nhằm đủ khả năng thiết kế, lựa chọn thiết bị, lắp đặt hệ thống để đến năm 2020 có thể đáp ứng được khoảng 30% máy móc thiết bị chế biến sữa, trong đó có thể lắp ráp chế tạo được khoảng 20% giá trị các thiết bị chính như thiết bị đồng hóa, chuẩn hóa, tiệt trùng, thiết bị chiết rót, bao gói thành phẩm…
Yếu tố quan trọng thứ ba trong quy hoạch phát triển ngành sữa là việc quy hoạch phát triển đàn bò nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất sữa. Trong định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, đến năm 2020, số lượng bò sữa cả nước sẽ đạt 426.088 con và đến năm 2025, số lượng bò sữa sẽ đạt 601.436 con. Bên cạnh đó, dự kiến sản lượng sữa đến năm 2020 sẽ đạt 934,5 ngàn tấn và đến năm 2025 đạt sẽ đạt 1.344,7 ngàn tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù tốc độ phát triển đàn bò sữa ở nước ta hiện vẫn đang ở mức khá cao nhưng theo dự báo, đến năm 2020, tổng sản lượng sữa bò nước ta mới đáp ứng được 35-36% và năm 2025 mới chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu trong nước. Do đó, các cơ sở chế biến sữa vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Ước tính, tổng nhu cầu vốn đầu tư vào ngành sữa (cho công nghiệp chế biến, phát triển nguồn nguyên liệu và công nghiệp hỗ trợ) tính theo từng giai đoạn là: Giai đoạn 2010-2015 là 3.972 tỷ đồng; Giai đoạn 2016-2020 là 4.815 tỷ đồng; Giai đoạn 2021-2025 là 5.138 tỷ đồng./.
Theo dự án của ngành, sẽ nâng công suất của nhà máy sữa Mộc Châu lên gấp đôi với công suất tăng thêm 29 triệu lít/ năm.

Nguồn: http://tin247.com
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác