Giống & Di truyền học

Các tham số di truyền về các tính trạng năng suất sữa của bò Holstein

Việc nâng cao sản lượng sữa và sản lượng mỡ sữa là những mục tiêu giống quan trọng nhất của bò sữa. Ước lượng BLP dùng mô hình con vật của các tính trạng này, mà chương trình đó được đưa vào sử dụng hiện nay, dựa vào mô hình con vật có số liệu lặp lại. Mặc dầu có bộ số liệu lớn về sản lượng sữa và sản lượng mỡ sữa của bò Holstein

Một số nông dân nuôi bò sữa tại Mộc Châu sử dụng các giống cải tiến phù hợp hơn với điều kiện Việt Nam

Vào năm 2008, Công ty Sữa Mộc Châu đã nhập khẩu một số phôi và liều tinh của giống “Brown”, do MIDAEST (Liên minh các Hợp tác xã Dịch vụ Thụ tinh khu vực Tây Nam của Pháp) cung cấp, trong khuôn khổ hợp tác giữa tỉnh Sơn La và vùng Midi-Pyrénées (Tây Nam nước Pháp) và khuôn khổ mối quan hệ hợp tác giữa ASODIA (Hiệp hội Phát triển Nông nghiệp Quốc tế) và Công ty Sữa Mộc Châu.

Đa hình gen hormon sinh trưởng của một số giống bò nuôi ở Việt Nam

Hiện nay, chăn nuôi bò để lấy sữa đang là một nghề rất phổ biến và được tiến hành trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Chọn lọc ra bò có tiềm năng di truyền cho năng suất và chất lượng sữa cao để nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa là thiết thực. Với sự phát triển nhanh của các ngành khoa học đặc biệt là công nghệ sinh học, cho phép chúng ta có thể nghiên cứu sâu đến mức độ phân tử, đánh giá được tiềm năng di truyền các gen của vật nuôi. Gần đây, nhiều gen có tiềm năng đã được phát hiện có ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý và tính trạng sản xuất. Một trong số các gen đã chọn để tiến hành nghiên cứu là gen hormon sinh trưởng (GH) ở bò.

Những thành tựu công nghệ sinh học phục vụ nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam

Công Nghệ Sinh Học (CNSH) đã xâm nhập vào nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật, đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp thực phẩm, y tế, môi trường. ở nước ta, CNSH đã và đang có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước đã sớm xác định CNSH là một trong 4 công nghệ ưu tiên phát triển. Chính phủ đã có Nghị quyết (NQ 18/CP năm 1994) về phát triển CNSH tới năm 2010. Cho đến nay, nhiều hướng về CNSH đã được triển khai và thu được những kết quả đáng kể.

Phân tích di truyền quần thể đàn bò sữa HF về các tính trạng sản xuất và không sản xuất bằng mô hình con vật nhiều tính trạng ở đàn bò sữa Israel

TÓM TẮT

Năng suất sữa, chất béo và Protein, lượng tế bào soma (Somatic cell score - SCS), và khả năng sinh sản con cái ở đàn bò sữa HF Israel đã được phân tích dùng mô hình con vật (Animal model- AM) nhiều tính trạng có lứa đẻ từ 1 đến 5 là các tính trạng riêng rẽ. Khả năng sinh sản con cái được đo lường là tỷ lệ của số lần dẫn tinh và thụ thai theo %. Các thành phần phương sai được ước lượng sử dụng cả Mô HìNH CON VậT lặp lại và MHCV nhiều tính trạng. Các hệ số di truyền phân tích nhiều tính trạng về các lứa đẻ riêng lớn hơn so với các hệ số di truyền từ MHCV lặp lại, và hệ số di truyền giảm xuống khi số lứa đẻ tăng lên. Hệ số di truyền cao hơn ở các tính trạng năng suất, thấp hơn ở tính trạng SCS và thấp nhất ở tính trạng khả năng sinh sản con cái (tỷ lệ thụ tinh). Tương quan di truyền cao hơn tương quan môi trương. Tương quan di truyền giữa hai lứa đẻ giảm xuống khi tăng mức độ sai khác về số lứa đẻ, nhưng tất cả đều cao hơn 0, 5. Tương quan môi trường cao hơn ở các tính trạng năng suất, thấp hơn đối với SCS, và gần đến 0 ở tính trạng tỷ lệ thụ tinh ở con cái. Trong phân tích quần thể đàn ghi chép sữa đầy đủ, khuynh hướng di truyền từ các mô hình lặp lại và nhiều tính trạng rất giống nhau. Khuynh hướng di truyền về SCS không có triển vọng về mặt kinh tế đến tận năm 1993 và có triển vọng từ sau đó. Khuynh hướng di truyền về tỷ lệ thụ tinh ở con cái có giá trị gần tới 0, nhưng khuynh hướng môi trường hàng năm là -0,2%. Mô hình chu kỳ sữa nhiều tính trạng là một cách dàn xếp hấp dẫn giữa các mô hình tiết sữa lặp lại, mà không giải thích khuynh hướng hoàn thiện qua các lứa đẻ, và các mô hình kiểm tra theo ngày, mà yêu cầu tính toán nhiều hơn nhiều.

Bảo tồn quỹ gen Bò Vàng

Bò Vàng là gia súc lớn nhai lại (hay gia súc lớn có sừng), theo phân loại động vật thì bò thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chãn (Artiodactyla) bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài bò (Bos indicus), giống bò Vàng. Có tên gọi bò Vàng vì phần lớn (>90%)) chúng có sắc lông màu vàng.

Giống bò BRUNE (Nâu) đầu tiên xuất hiện tại Mộc Châu

Hoạt động đa dạng hóa nguồn Gen là một trong những hoạt động hỗ trợ phát triển Nông nghiệp tại Mộc Châu của dự án ASODIA (dự án phi chính phủ của Pháp) trong khuôn khổ hợp tác về phát triển Nông nghiệp giữa vùng Midi-Pyrénées và UBND tỉnh Sơn La.