Kinh tế - Thị trường

Chuyển đổi số ngành sữa: Làm sao để tối ưu hiệu quả và chi phí?

Đứng trước cách mạng công nghiệp 4.0, làm thế nào để doanh nghiệp sữa tăng công suất, tận dụng tối đa thiết bị hiện có và tối ưu chi phí đầu tư vào chuyển đổi số?

 Thách thức của ngành sữa trước thời cuộc 4.0

 

Theo báo cáo "Chiến lược và Xu hướng ngành F&B toàn cầu" của IDC khảo sát 669 nhà lãnh đạo ngành F&B tại 7 quốc gia tháng 9-2022, thay đổi kỳ vọng của người tiêu dùng và lạm phát dẫn đến chi phí hoạt động cao hơn là 2 áp lực hàng đầu tác động đến doanh nghiệp trong 5 năm tới.

 

Là mảng kinh doanh năng động hàng đầu ngành F&B, các công ty sữa có nhiều dư địa phát triển nhờ nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao, song cũng phải đối mặt với các thách thức chung của thời cuộc và khó khăn riêng. 

 

Cạnh tranh về giá sữa ngày càng gay gắt hơn, bởi sản phẩm có tính tương tự rất cao và rất dễ bị người dùng thay thế. Và người dùng ngày nay họ quan tâm hơn đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe khác, yêu cầu có quyền truy cập vào dữ liệu để biết nguyên liệu thô tạo nên sản phẩm họ ăn uống đến từ đâu.

 

Số hóa đã giúp nâng cao sản lượng cho các doanh nghiệp F&B, từ đó cũng giảm giá thành thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm, đáp ứng cả nhu cầu truy xuất nguồn gốc của người tiêu dùng… 

 

Đấy cũng là lý do tại sao đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều công ty đang tự hỏi: Làm thế nào để doanh nghiệp tăng công suất, tận dụng tối đa thiết bị hiện có và tối ưu chi phí đầu tư vào chuyển đổi số?

 

Câu hỏi này buộc phải sớm trả lời, thay vì để trì hoãn lâu. Tại Việt Nam, một số thương hiệu sữa truyền thống chậm chuyển đổi số đã bị thâu tóm về tay ông lớn thông qua M&A. Cạnh tranh mảng sữa được đánh giá là khốc liệt với hơn 200 doanh nghiệp sản xuất, trong đó có nhiều ông lớn đến từ quốc tế. 

 

Do đó, đầu tư công nghệ là một khoản chi phí cần thiết để gia tăng năng lực cạnh trạnh, cũng như khai thác tiềm năng thị trường sữa đang tăng trưởng 12,4%/năm liên tục đến 2031.

 

Chuyển đổi số ngành sữa với kiến trúc EcoStruxure

 

Đồng hành cùng các doanh nghiệp chuyển đổi số trong nhiều năm qua, Schneider Electric - tập đoàn toàn cầu về quản lý năng lượng và tự động hóa - đã phát triển kiến trúc EcoStruxure dành riêng cho ngành F&B. 

 

Kiến trúc này gồm hơn 20 giải pháp trải dài trên 3 lớp: sản phẩm được kết nối, điều khiển biên và ứng dụng, phân tích và dịch vụ, nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của từng doanh nghiệp.

 

EcoStruxure đã ứng dụng thành công trên 500.000 địa điểm trên thế giới; kết nối 20.000 nhà phát triển phần mềm, 3.000 tiện ích, 650.000 nhà cung cấp dịch vụ và đối tác thành một cộng đồng mở.

 

 

Các giải pháp quản lý năng lượng và tự động hóa đã hỗ trợ các F&B đạt được tiến bộ chưa từng có như: bình quân tăng 26% hiệu suất và độ linh hoạt, giảm thiểu 29% chi phí bảo trì, tiết kiệm 20-30% chi phí năng lượng và giảm thời gian truy xuất nguồn gốc xuống còn 5 phút…

 

Fonterra và Mataura Valley Milk (New Zealand), F&N Dairies (Thái Lan), Agrial (Pháp), Aavin Dairy (Ấn Độ), Woodlands Dairy (Nam Phi), Greenfields Dairy (Indonesia)… là những công ty sữa hàng đầu thế giới ghi nhận kết quả ấn tượng sau khi triển khai kiến trúc EcoStruxure. 

 

Các giải pháp đáp ứng đa dạng yêu cầu về chuyển đổi số quy trình sản xuất và tối ưu chi phí cho từng công ty sữa.

 

Với công suất 24 triệu thùng sữa/năm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tối ưu quy trình sản xuất và làm hài lòng khách hàng là "chìa khóa" thành công của F&N Dairies. Vì vậy, F&N yêu cầu số hóa và lưu trữ dữ liệu chất lượng đến khi hết hạn sử dụng sản phẩm, thay cho các báo cáo viết tay dễ sai sót.

 

Sau khi tích hợp EcoStruxure, F&N Dairies đã rút ngắn thời gian truy xuất nguồn gốc từ 4 giờ xuống chỉ còn 1 phút, đồng thời giúp nhà máy đạt chứng nhận tin cậy "100% First-Time Quality" ngay từ lần đầu thẩm định.

 

Sản xuất 50.000 tấn sản phẩm sữa/năm, Nhà máy Château-Salins của Hợp tác xã Agrial (Pháp) lại đặt mục tiêu cắt giảm 10% mức tiêu thụ điện vào năm 2025 như một phần trong chiến lược giảm phát thải khí nhà kính.

 

Đứng trước thách thức này, Agrial đã sử dụng bộ giải pháp EcoStruxure Energy & Sustainability Services và EcoStruxure Clean-in-Place Advisor để giảm được 7% tiêu thụ năng lượng, trong khi chỉ mất thời gian ngắn 2,5 năm để hoàn vốn đầu tư.

 

Tham vọng hơn cả là Mataura Valley Milk (New Zealand) với mục tiêu trở thành tập đoàn dinh dưỡng tốt hàng đầu thế giới. Để đạt được điều này, Mataura cần nhanh chóng điều chỉnh sản xuất theo yêu cầu khách hàng, mà vẫn đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt nhất. 

 

Và sau 3 năm, Mataura Valley Milk đã thực sự làm được, trở thành tiêu chuẩn đổi mới và hiệu suất cho các nhà máy sữa khác.

 

Theo đó, Mataura đã triển khai kiến trúc 3 lớp của EcoStruxure: lớp giải pháp AVEVA System Platform và Batch Management & Manufacturing Execution System (MES); lớp điều khiển biên PLC Modicon M580 và M340; lớp sản phẩm kết nối với 200 biến tần Altivar Process, 14 bộ lọc sóng hài AccuSine… để rút ngắn 20% thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, thời gian hoàn vốn 28 tháng.

 

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp ngành sữa tiết kiệm chi phí, tạo ra cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp trong ngành. Bằng cách tận dụng những cơ hội mới mà chuyển đổi số mang lại, các doanh nghiệp ngành sữa có thể tạo nên sự khác biệt tạo đà tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác