Phối giống nhân tạo - Phát hiện động dục

Trong phát hiện bò động dục và các biện pháp khắc phục khi bò không động dục

Trong chăn nuôi bò sinh sản bò sữa, việc phát hiện bò động dục chính sác để phối giống cho bò có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao năng xuất chăn nuôi mặt khác hạn chế những rủi ro khi phải can thiệp làm hỏng bộ máy sinh sản của bò cái

Để giúp người chăn nuôi làm tốt vấn đề này chúng tôi xin nêu những điều rất cơ bản để người chăn nuôi phát hiện chính xác bò động dục đồng thời đưa ra các biện pháp can thiệp khi bò đã phối giống mà không đạt kết quả, động dục trở lại.

Một chu kỳ bò động dục ở bò giao động từ 20 đến 23 ngày, tùy cơ địa của từng cơ thể bò mà chu kỳ có thể giao động trong thời gian trên. Khi bò biểu hiện động dục có triệu chứng đầu tiên là bò thường kêu giống và thường kêu về đêm, khác với tiếng kêu khi bò bị ốm hoặc bị đau ở chỗ nào đó, tiếng kêu thường kéo dài đều. Biều hiện tiếp theo là thấy con vật có bứt rứt không yên, có thể bò nhảy lên con khác hoặc con khác nhảy lên bò thường đứng im. Bên cạnh đó thấy âm hộ của bò sưng tây, đen bóng và có dịch nhày chảy ra (bà con chăn nuôi còn gọi là nhựa chuối). Bò ăn ít và có biểu hiện đái thường xuyên (còn gọi là đái rắt). Khi bò có những biểu hiện như vậy bà con chăn nuôi nên chú ý để cho bò phối giống, thông thường khi phát hiện các biểu hiện động dục đầu tiên thì cho bò phối giống theo quy luật sáng chiều, nghĩa là phát hiện các triệu chứng đầu tiên buổi sáng thì cho bò phối giống vào buổi chiều, ngược lại phát hiện các triệu chứng vào buổi chiều thì cho bò phối giống vào buổi sáng hôm sau.

Hiện nay có hai phương pháp cho bò phối giống đó là áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò hoặc cho bò nhảy trực tiếp với bò đực giống. Cho bò phối giống bằng phương pháp Thụ tinh nhân tạo thường có nhiều ưu điểm hơn vì chọn lọc được giống tốt, chất lượng bò để khai thác đã qua chọn lọc đủ tiêu chuẩn giống. Chủ yêu là những giống bò thịt chất lượng cao như bò Brahman (đọc là Bờ Rát man), hoặc Droughmaster (Dờ Rốc Mát Tơ). Mặt khác áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tao hiện nay rất tiện lợi bởi người chăn nuôi không phải rắt bò đi xa, bò không bị lây nhiễm bệnh khi phối giống. Hiện nay mạng lưới dẫn tinh viên đã được trang bị kiến thức, dụng cụ chuyên ngành, được bố trí ở các khu vực thôn xã, người chăn nuôi chỉ cần gọi điện thoại là các dẫn tinh viên sẽ đến tận hộ để phục vụ. Một thuận lợi nữa cho người chăn nuôi là hiện nay Nhà nước có chính sách hỗ trợ tinh bò cho người chăn nuôi nên khi áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo, người chăn nuôi chỉ mất tiền công phối giống làm giảm chi phí trong sản xuất.

Áp dụng phương pháp cho bò phối giống nhảy trực tiếp hiện nay tuy có những hạn chế song người chăn nuôi nên chú ý chọn những bò đực dủ tiêu chuẩn chất lượng giống. Nhất là ở một số khu vực Trung tâm PTCN gia súc lớn đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi một số giống bò mới Brahman và bò Droughmaster. Bò đực giống đã được qua giám định bình tuyển, bò có ngoại hình đẹp đã được gắn số tai nằm trong chương trình quản lý giống của thành phố.

Bò cái khi phối giống qua chu kỳ động dục 20 - 23 ngày thì được coi như bò đã phối giống đạt có chửa hay còn gọi là đậu thai. Tuy nhiên trong thực tế có trường hợp sau phối qua 20 - 23 ngày, khi đến chu kỳ động dục thấy bò động dục trở lại, như vây coi đó là trường hợp bò phối giống bị hỏng, không đạt (kể cả áp dụng phương pháp Thụ tinh nhân tạo hay cho bò nhảy trực tiếp).

Về nguyên nhân bò phối giống không động dục thì có nhiều song có thể do một số nguyên nhân cơ bản như người chăn nuôi phát hiện động dục không chính xác, trong giai đoạn đó bò bị viêm tử cung, viêm âm đạo, mắc các bệnh về sinh sản, Nhiều trường hợp do cấu trúc của bộ máy sinh sản bò cái bị dị tật có trường hợp bị viêm mãn tính sau sinh đẻ lần đâu. Ở một số trường hợp bò lại có biểu hiện động dục ngầm nghĩa là các biểu hiện động dục không thể hiện rõ nên người chăn nuôi không phát hiện ra cho bò đi phối giống không đạt kết quả. Trên thực tế một số nguyên nhân có thể do kỹ thuật phối giống không đảm bảo nên phối giống không có chửa. Một số trường hợp sau phối giống người chăn nuôi không chú ý để bò chạy nhảy nhiều gây hậu quả bò phối giống không đạt.

Để can thiệp các trường hợp trên, điều đầu tiên người chăn nuôi cần chú ý là cần phát hiện bò động dục chính xác. Chú ý quan sát nhiều lần trong ngày để phát hiện bò động dục, đặc biệt là cần phát hiện những biểu hiện điển hình như thấy âm đạo bò sưng tấy đen bóng, có dịch nhầy từ âm đạo (nhựa chuối), đây là những biểu hiện điển hình cần có. Đồng thời chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không để bò chạy nhảy sau những ngày vừa phối giống. Nhiều trường hợp phải nhờ cán bộ chuyên môn can thiệp nhất là các trường hợp bò bị viêm bộ máy sinh dục cái. Có trường hợp mới phối giốn khoảng 10 ngày bò đã có những biểu hiện dịch nhầy hoặc bò lại biểu hiện động dục trở lại. Những trường hợp như vậy có thể bò cái đã bị rối loạn hoocmon sinh dục cần được cán bộ chuyên môn khám, kiểm tra cụ thể.

Trong thực tế còn có trường hợp bò không động dục trở lại, nghĩa là đến kỳ động dục nhưng bò không động dục. Để khắc phục tình trạng trên trước hết phải xem xét bò không động dục thực sự hay động dục thầm lặng. Sau đó xác định nguyên nhân, thông qua hệ thống sổ sách theo dõi của người chăn nuôi, kiểm tra, khám qua trực tràng để từ đó áp dụng biện pháp khắc phục thích hợp. .

Tác giả: Nguyễn Ngọc Sơn

Nguồn: dongtamxanh.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác