Các quy trình chăm sóc bê và bò sữa để giảm bệnh

Các ảnh hưởng của hành vi người chăn nuôi gia súc đối với sức khoẻ và khả năng sinh sản của vật nuôi

Phát biểu tại Diễn đàn Sức khoẻ Vật nuôi ở Boehringer mới đây, Giáo sư Paul Hemsworth, Giám đốc Trung tâm Khoa học Sức khoẻ Vật nuôi đã bàn về các ảnh hưởng qua lại giữa con người - vật nuôi trong việc chăn nuôi gia súc. Charlotte Johnston, Biên tập viên của tờ Cattle Site báo cáo từ hội nghị này.

Thái độ và hành vi của người chăn nuôi gia súc có một ảnh hưởng đáng kể tới sự sợ hãi, sức khoẻ và khả năng sinh sản của vật nuôi.

 
Giáo sư Hemsworth và đồng nghiệp của ông Giáo sư Grahame Coleman thuộc Trung tâm Khoa học Sức khoẻ Vật nuôi tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởng ra sao của thái độ và hành vi tới sức khoẻ vật nuôi và tiếp đến là khả năng sinh sản của vật nuôi.
 
Năng lực, thiện ý và cơ hội đều ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của người chăn nuôi gia súc, Giáo sư Hemsworth cho biết.
 
Năng lực ở đây là sự hiểu biết và trình độ kỹ thuật, còn thiện ý chính là thái độ, động cơ và đạo đức nghề nghiệp. Cơ hội ở đây ám chỉ cơ hội thực hiện công việc – mà bị ảnh hưởng bởi các điều kiện làm việc, các đồng sự, thời gian, ..v.v…
 
Khái niệm về mối quan hệ giữa con người - vật nuôi
 
Mối quan hệ giữa con người - vật nuôi có thể được xác định bằng cách xem xét khả năng nhận biết đối tượng của mỗi bên. Ảnh hưởng qua lại thường xuyên và mãnh liệt giữa con người và vật nuôi sẽ tất yếu hình thành nên một mối quan hệ.
 
Vì thế khả năng nhận biết mối quan hệ của vật nuôi với con người có thể nghiên cứu được bằng cách kiểm tra hành vi và phản ứng sinh lý học của vật nuôi với con người. Tương tự, khả năng nhận biết mối quan hệ của con người được nhận biết bằng cách kiểm tra hành vi và thái độ của con người đối với vật nuôi.
 
Giáo sư Hemsworth cho biết các nghiên cứu thường tập trung vào sự sợ hãi của vật nuôi phản ứng đối với con người – vì có liên quan đến sức khoẻ.
 
Một kiểu ảnh hưởng qua lại giữa con người - vật nuôi trong ngành nuôi bò sữa
Các nghiên cứu xử lý
 
Một loạt các nghiên cứu điều chỉnh và các quan sát tại hiện trường đã được tiến hành, mang lại sự hiểu biết sâu sắc đáng kể về mối quan hệ giữa con người - vật nuôi, Giáo sư Hemsworth cho biết.
 
Việc xác định mối quan hệ của vật nuôi được thực hiện qua các thử nghiệm khác nhau.
 
Các thử nghiệm về hành vi, như sự phản ứng đối với khoảng cách tách ra: phản ứng đối với con người ở trạng thái tĩnh tại, phản ứng đối với con người đang chuyển động, phản ứng đối với việc xử lý thực tế.
 
Các thử nghiệm về sinh lý học: như nhịp tim và các phản ứng corticosteroid (sự căng thẳng), .v.v…
 
Các kết quả cho thấy có sự thay đổi đáng kể về các phản ứng sợ hãi và hành vi của người chăn nuôi gia súc giữa các trại nuôi, Giáo sư Hemsworth nói.
 
Hành vi của con người gây ra các phản ứng cụ thể của con vật đã được đánh giá là tích cực hoặc tiêu cực.
 
Hành vi xử lý tiêu cực, như phát, đánh, di chuyển nhanh, la hét và gây ồn ĩ  sẽ làm tăng nỗi sợ hãi trong vật nuôi, dẫn đến sự lảng tránh, sự căng thẳng và các khó khăn trong xử lý.
 
Hành vi tích cực của người chăn nuôi gia súc, như vỗ về, vuốt ve, chuyện trò, tựa tay lên lưng, di chuyển chậm và thong thả sẽ làm giảm nỗi sợ hãi con người trong vật nuôi và dẫn đến vật nuôi ít bị căng thẳng và dễ dàng xử lý hơn.
 
Các nghiên cứu của chính Giáo sư Hemsworth, cũng như các nghiên cứu mới đây và trong quá khứ đều cho thấy mối tương quan mạnh giữa hành vi tiêu cực của người chăn nuôi gia súc và sự gia tăng nỗi sợ hãi con người trong vật nuôi.
 
Các ảnh hưởng này đã được chứng minh ở nhiều loài vật nuôi trong trại nuôi.
 


*
"Việc xử lý tiêu cực làm gia tăng đáng kể phản ứng hyđro coóc-ti-don response, nghĩa là tăng sự căng thẳng"

Việc xử lý tiêu cực: Nỗi sợ hãi và sự căng thẳng
 
Nghiên cứu của Breurer et al trong năm 2003, xem xét việc xử lý, nỗi sợ hãi và sự căng thẳng về sinh lý học trong các con bò sữa.
 
Các con bò sữa được đưa ra xử lý 5 phút mỗi ngày, trong 5 tuần. Một số con trong nghiên cứu này được xử lý tiêu cực, trong khi các con khác được xử lý tích cực. Để đánh giá được nỗi sợ hãi và sự căng thẳng của các con bò cái, sự lảng tránh con người (khoảng cách tách ra), phản ứng hy-đro coóc-ti-don gay gắt (trong 5 phút sau sự xuất hiện của con người) và nồng độ hy-đro coóc-ti-dôn tự do cơ bản (được lấy vào buổi sáng) đã được xác định.
 
Các con vật được xử lý tích cực có khoảng cách tách ra ngắn hơn nhiều (con người có thể đến sát hơn con vật trước khi nó bỏ đi).
 
Cũng vậy thời gian tách ra ngắn hơn, các phản ứng hy-đro coóc-ti-don gay gắt đã giảm đi đáng kể, so với các con vật được xử lý tiêu cực.
 
Điều thú vị là, nghiên cứu đã cho thấy việc xử lý tiêu cực các con bò sữa đã làm cho nồng độ hy-đro coóc-ti-don tự do cơ bản tăng cao hơn vào buổi sáng ngày hôm sau – nghĩa là các con bò sữa đã bị ảnh hưởng đáng kể trong 5 phút được xử lý tiêu cực trong ngày hôm trước.
 
Một nghiên cứu của Giáo sư Hemsworth về nồng độ hy-đro coóc-ti-don trong các con lợn nái non đã cho thấy rằng nồng độ hy-đro coóc-ti-don plasma cơ bản đã giảm đi trong các con lợn nái non được xử lý tích cực so với các con lợn nái non được xử lý tiêu cực.


*
"Việc xử lý tích cực dẫn đến khả năng sinh sản tăng lên"

Xử lý tiêu cực: Khả năng sinh sản của vật nuôi
 
Trong quá trình nuôi lợn, nghiên cứu đã cho thấy việc xử lý tiêu cực và không thống nhất làm gia tăng các phản ứng sợ hãi.
 
Một nghiên cứu của Giáo sư Hemsworth về sức sinh trưởng của các con lợn. Nghiên cứu của ông cho thấy sức sinh trưởng của các con lợn được xử lý tích cực là 455 g/ngày, trong khi sức sinh trưởng của các con lợn được xử lý tiêu cực là 404 g/ngày. Sức sinh trưởng đối với các con lợn không đồng đều là 420 g/ngày.
 
Trong trường hợp này, sức sinh trưởng đã bị giảm đi do phản ứng căng thẳng của con vật (nồng độ hy-đro coóc-ti-don đã tăng lên trong các con lợn được xử lý tiêu cực và không thống nhất), Giáo sư Hemsworth cho biết.
 
Một nghiên cứu tương tự đã được tiến hành trong các con gà mái đang đẻ trứng, xem xét các ảnh hưởng của việc xử lý tiêu cực (các di chuyển đột ngột và luôn thay đổi phía trước các trại nuôi) và việc xử lý tích cực (dành thêm hai phút trước các chuồng gà, và di chuyển chậm và thận trọng).
 
Thời gian con gà mái ở trước chuồng được đo xác định, với thời gian ít hơn ở trước chuồng khi lảng tránh sự tiếp xúc của con người. Các phản ứng căng thẳng và việc đẻ trứng cũng đã được xác định. Kết quả cho thấy việc xử lý tích cực các con chim nghĩa là các con gà mái đã làm tăng ham muốn có được sự tiếp xúc của con người (ít sợ hãi hơn), dành nhiều thời gian hơn ở trước chuồng.
 
Các mức phản ứng corticosterone đã tăng cao hơn nhiều trong các con gà mái được xử lý tiêu cực so với các con gà mái được xử lý tích cực.
 
Tiếp theo là việc đẻ trứng trong các con gà mái đạt 8% cao hơn ở các con gà mái mà có mối quan hệ tích cực giữa con người-vật nuôi.
 
Số lượng các nghiên cứu thực hiện trên các loài có mối tương quan mạnh giữa sự căng thẳng và việc xử lý tiêu cực, không còn nghi ngờ gì về việc xử lý tiêu cực gây ra sự căng thẳng, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và khả năng sinh sản của vật nuôi, Giáo sư Hemsworth cho biết.
 
Xử lý tiêu cực: Sức khoẻ vật nuôi
 
Như đã trình bày ở trên, các nghiên cứu cho thấy rằng việc xử lý tiêu cực làm ảnh hưởng tới sự sợ hãi con người trong con vật nuôi, dẫn đến sự căng thẳng, mà kết quả là làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.
 
Một nghiên cứu cho thấy rằng các con chim đã thích nghi với xã hội (áp dụng tiếp xúc tích cực của con người) có hiệu suất chuyển hoá thức ăn cao hơn. Trong nghiên cứu tương tự này, các con chim mà ít được thích nghi với xã hội (sợ hãi con người nhiều hơn) bị thương tich và bị chết nhiều hơn, cũng như sức khoẻ tổng thể kém hơn.
 
Giáo sư Hemsworth cho biết đó là do phản ứng của hệ thống miễn dịch, loại bỏ các kháng thể khi con vật bị căng thẳng, dẫn đến sức khoẻ kém.
 
Một nghiên cứu khác đã được tiến hành trên các con bê, xem xét mức tăng trọng trung bình hàng ngày và tỷ lệ chết. Các hành động di chuyển nhanh của người chăn nuôi có liên quan tiêu cực đến sự tăng trọng hàng ngày. Cũng vậy, hành vi tiêu cực đã làm tăng tỷ lệ chết, mặc dù tầm cỡ đơn vị thay đổi lớn trong nghiên cứu này.
 
Các khoảng cách tách ra lớn hơn ở bò sữa, cũng có mối tương tác tích cực với sự què quặt ở các con bò sữa. Trong một nghiên cứu 36 con bê sữa, 48% con bê có khoảng cách tách ra là 4,8m (với con người) đã bị què, và sản lượng sữa trung bình là 1,3 kg/ngày ít hơn so với các con có khoảng cách tách ra ngắn hơn.
 
So sánh các con bò cái có khoảng cách tách ra 2,81m (những con mà ít sợ hãi hơn), chỉ 6% có dấu hiệu bị què quặt.
 
Bằng các hệ thống đặt ở bãi chăn thả, Giáo sư Hemsworth cho biết sự què quặt ở các con bò sữa đã bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố quan trọng - điều kiện trại nuôi và tính kiên nhẫn của các chủ trại trong việc lấy sữa, nghĩa là hành vi của họ đối với con bò.
 
Cải thiện mối quan hệ giữa con người - vật nuôi
 
Thay đổi thái độ của người chăn nuôi
 
Thái độ là gì, Giáo sư Hemsworth đưa ra câu hỏi. Nó là cái mà ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta và cho dù chúng ổn định và có sức chịu đựng, thái độ phải được nghiên cứu.
Thái độ được hình thành thông qua các kinh nghiệm trực tiếp và gián tiếp, do đó trong suốt một đời người, thái độ có thể thay đổi.
 
Giáo sư Hemsworth cho biết để thay đổi hành vi của người chăn nuôi gia súc, điều quan trọng là phải đặt ra mục tiêu thái độ.
 
Đào tạo hành vi dựa trên kinh nghiệm
 
Bằng chứng từ các nghiên cứu được Giáo sư Hemsworth và các đồng nghiệp tiến hành cho thấy rằng việc đào tạo người chăn nuôi gia súc có thể nâng cao khả năng sinh sản và sức khoẻ của vật nuôi.
 
Để thay đổi hành vi của người chăn nuôi gia súc đối với các con vật nuôi ở trại về cơ bản yêu cầu:
 
* Việc đặt mục tiêu tin tưởng nằm ở hành vi,
* Việc đặt mục tiêu hành vi yêu cầu, và
* Tiếp đó đảm bảo sự tin tưởng và hành vi đã thay đổi này.
 
Một nghiên cứu đã đánh giá lợi ích của việc đào tạo hành vi dựa trên kinh nghiệm ở các đơn vị bò sữa. Các thay đổi quan trọng quan sát được chính là thái độ của người chăn nuôi gia súc, hành vi của người chăn nuôi gia súc, sự sợ hãi con người và khả năng sinh sản của vật nuôi.
 
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng việc đào tạo đã cải thiện đáng kể thái độ của người chăn nuôi gia súc. Việc đào tạo cũng đã giảm được một nửa hành vi tiêu cực của người chăn nuôi gia súc đối với vật nuôi. Đồng thời phản ứng sợ hãi của các con bò cái không thay đổi nhiều, các thay đổi là rất ít nhưng có ý nghĩa, Giáo sư Hemsworth cho biết. Khoảng cách tách ra không hề giảm đi nhiều, nhưng lượng hy-đro coóc-ti-don trong sữa đã thường xuyên giảm đi.
 
Một nghiên cứu thứ hai đã đánh giá các ảnh hưởng của việc đào tạo lên khả năng sinh sản của bò cái tại 94 trại nuôi bò sữa. Sau khi đào tạo, mà đã đặt chỉ tiêu về thái độ và hành vi của người chăn nuôi gia súc, sản lượng sữa của mỗi con bò cái đã tăng lên, cũng như hàm lượng protein và mỡ trong sữa sản xuất.
 
Lựa chọn người chăn nuôi gia súc
 
Một vài nghiên cứu, do Trung tâm Khoa học Sức khoẻ Vật nuôi tiến hành, đã xem xét việc lựa chọn một người chăn nuôi gia súc có thể nâng cao sức khoẻ vật nuôi ra sao.
 
Việc kiểm tra tính cách người chăn nuôi gia súc trước khi tuyển dụng, có thể mang lại cho người chủ sử dụng ý tưởng về thái độ của người chăn nuôi gia súc và tiếp theo là hành vi của người đó đối với vật nuôi.
 
Kết luận, Giáo sư Hemsworth cho biết không nên đánh giá thấp vai trò của người chăn nuôi gia súc trong sức khoẻ và khả năng sinh sản của vật nuôi. Các nghiên cứu trong bài viết này chỉ là một số trong rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện. Các kết quả đạt được chỉ ra tầm quan trọng của vai trò người chăn nuôi gia súc nằm ở sự phát triển mối quan hệ tích cực giữa con người và vật nuôi, và kết quả là nâng cao được sức khoẻ và khả năng sinh sản của vật nuôi.
 
Tháng 6/2011
 
Nguồn Công ty TNHH Dairy Vietnam.
Nguồn:
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác