TT thức ăn cho bò sữa tại Việt Nam

Nông nghiệp Thức ăn gia súc kém chất lượng: Người chăn nuôi chịu thiệt

Vì mục tiêu lợi nhuận, không ít cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã "rút ruột" các chất dinh dưỡng trong thức ăn, thay vào đó là các chất sạn, chất cấm để tạo sự tăng trọng "giả". Tình trạng này khiến cho người chăn nuôi càng thêm lo lắng khi giá TĂCN ngày càng tăng.
Vi phạm gia tăng

Tính đến đầu tháng 10 năm 2011, Cục Chăn nuôi đã tiến hành lấy 104 mẫu TĂCN trên thị trường để kiểm tra, trong đó 70 mẫu đã được phân tích. Kết quả cho thấy 17% số mẫu có hàm lượng protein thấp hơn so với công bố chỉ tiêu chất lượng (tăng 12,2% so với năm 2010), 16,7% mẫu có chỉ tiêu photpho thấp hơn so với công bố (tăng 7,1% so với năm 2010). Trong khi các chất dinh dưỡng đều thấp hơn chỉ tiêu thì hàm lượng tạp chất và kim loại lại nhiều hơn mức cho phép.

Rõ ràng, tình trạng "rút ruột" TĂCN trong năm 2011 đã có chiều hướng gia tăng nhanh chóng so với những năm trước. Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, đây là một "chiêu" của các cơ sở sản xuất TĂCN để đánh lừa người chăn nuôi. "Có khi các cơ sở sản xuất TĂCN không tăng giá nhưng họ gian lận thương mại, ăn bớt các chỉ tiêu dinh dưỡng như đạm, tạo mỡ, năng lượng. Hay họ có thể đưa các chất cấm vào TĂCN để tạo tăng trọng giả, nguy cơ này rất lớn, khi mà giá đầu vào của chăn nuôi cao như hiện nay" - ông Dương nói.

Đối tượng chịu thiệt thòi nhất do TĂCN bị "rút ruột" chính là người chăn nuôi, nhất là người chăn nuôi vừa và nhỏ, bởi không có điều kiện kết nối với hệ thống cung cấp TĂCN uy tín. Anh Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại chăn nuôi thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai chia sẻ, hàng năm tôi chỉ biết thử thức ăn bằng hệ số FCR (tỉ lệ chuyển hóa thức ăn, tức là hao tổn thức ăn/1kg thịt). Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chỉ số FCR ở Việt Nam vẫn chỉ là một con số ước tính chứ chưa chính xác. Hơn nữa chỉ số FCR phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như con giống, tỉ lệ máu lai, qui mô, mật độ nuôi, kỹ thuật… do đó không phản ánh chính xác được độ "thật" của thức ăn. Từ đầu năm đến nay, giá TĂCN  tăng từ 12 - 14%, do đó nếu mua phải thức ăn kém chất lượng, người chăn nuôi phải chịu tốn kém chi phí nhiều hơn.

Tăng cường kiểm soát

Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nguyên nhân khiến cho tình trạng TĂCN không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng là hệ thống quản lý TĂCN ở các địa phương không đồng bộ. Hiện cả nước còn tới 33 tỉnh chưa có phòng chuyên môn về chăn nuôi và cán bộ chuyên trách về TĂCN. Hơn nữa, hệ thống văn bản qui phạm pháp luật phục vụ quản lý TĂCN cũng chưa đầy đủ. Chẳng hạn, chúng ta chưa có văn bản qui định rõ ràng danh mục các chất kháng sinh được phép sử dụng làm thức ăn bổ sung trong TĂCN. Các qui chuẩn kỹ thuật mới chỉ đề cập tới hàm lượng tối đa cho phép của một số loại kháng sinh sử dụng trong TĂCN. Do đó, để đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng mặt hàng này, trong thời gian tới cần hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương về TĂCN.

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với TĂCN. Ông Giao cho biết, cần phải công khai các tổ chức, cá nhân, cơ sở liên quan đến sản xuất, kinh doanh TĂCN cả tốt lẫn xấu trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và lựa chọn. Hiện Cục Chăn nuôi đang chỉ đạo các địa phương tích cực kiểm tra, lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng TĂCN, trong đó có cả phần nguyên liệu. Việc lấy mẫu có thể thực hiện ở các cơ sở sản xuất TĂCN, đại lý, hoặc trang trại của người nuôi. Đặc biệt, đẩy mạnh kiểm tra TĂCN nhập khẩu.
 
Theo số liệu từ Cục Chăn nuôi, hiện cả nước có 233 nhà máy, cơ sở sản xuất TĂCN. Trong đó có 176 doanh nghiệp trong nước, 46 doanh nghiệp nước ngoài, còn lại là liên doanh. Khoảng 45% số cơ sở chế biến TĂCN tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng.
Nguồn: ktdt.com.vn
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác

Bảng giá

Dairy
Price
2011
Price
2011
Price
2010
Price
2010
Price
2010
Grains, Livestock & Hay
Price
2012
Price
2011
Price
2011
Price
2010