Thức ăn cho bò sữa

Bảo quản thức ăn gia súc bằng công nghệ ủ si lô - Israel

Bảo quản thức ăn gia súc (trâu, bò, dê, ngựa...) là khâu kỹ thuật còn rất mới đối với người chăn nuôi nước ta. NTNN giới thiệu với bạn đọc một số nguyên lý, kỹ thuật bảo quản thức ăn cho bò sữa của Ixraen- một trong những nước có nghề chăn nuôi bò sữa phát triển nhất trên thế giới hiện nay...

Phương pháp bảo quản chính được người chăn nuôi bò sữa ở Ixraen sử dụng là phơi héo và ủ silô. Ủ silô là một quá trình giữ thức ăn trong một hệ thống không cần ôxy, việc bảo quản được lên men bằng axit đường. Ưu điểm của phương pháp này là chúng ta có thể ủ được một khối lượng lớn thức ăn mà không tốn công sức, ít hư hao nguyên liệu, không phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Tuy nhiên ủ silô đòi hỏi phải đầu tư thiết bị máy móc rất lớn, phải có kho chứa thức ăn chuyên dùng và công nghệ này rất phù hợp với các trang trại chăn nuôi gia súc, đặc biệt là bò sữa với quy mô lớn. Quy trình bảo quản thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 9 bước sau:

Nguyên liệu thô

Nguồn nguyên liệu chủ yếu dùng để bảo quản bao gồm các cây họ đậu và cỏ. Khi lựa chọn nguyên liệu bảo quản phải chú ý đến thành phần hoá học, vi sinh, hàm lượng ẩm, lượng cacbon trong nước, hàm lượng protein, khả năng làm chất đệm và các yếu tố vi sinh vật của nguyên liệu vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ủ. Thông thường các cây họ đậu có khả năng làm chất đệm cao hơn cỏ, nhưng hàm lượng cacbon trong nước lại ít hơn. Trong số các cây có thể ủ được thì ngô là cây lý tưởng cho việc ủ silô với lượng cacbon ít, tỷ lệ chất đệm cao, protein thấp.

Thu hoạch

Thời gian thu hoạch có tính chất quyết định đối với giá trị dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng và quá trình lên men. Trước khi thu hoạch cây thường có rất nhiều vi khuẩn hay thay đổi theo môi trường, do đó cần chọn thời điểm thích hợp vào những ngày có độ ẩm cao, nhiều nắng để thu hoạch. Khi thu hoạch cây phải đạt đến chiều dài nhất định, tối thiểu 1m trở lên vì nếu cây càng dài gia súc càng dễ tiêu hoá và đặc biệt không bị bụi bẩn và vi khuẩn bám vào.

Phơi héo

Hàm lượng dinh dưỡng còn lại sau khi phơi héo phải đảm bảo tỷ lệ tối thiểu là 30% của nguyên liệu tươi, đồng thời cần hạn chế tới mức thấp nhất việc hấp thụ và tiêu hao cacbon trong nước. Nếu hàm lượng dinh dưỡng còn tồn tại quá ít, trong quá trình ủ sẽ sinh ra rất nhiều chất phế thừa, làm mất đường, khoáng chất, protein...

Cắt thành đoạn

Chiều dài của đoạn cắt có ảnh hưởng đến việc đóng gói vì đoạn cắt càng ngắn (30- 40cm/đoạn là tốt nhất) giúp cho khâu đóng gói càng đơn giản. Khi cắt chỉ cần chú ý tới chế độ cho ăn và chế độ thức ăn dùng cho bò.

Làm giàu dinh dưỡng

Trong khi cắt thành đoạn có thể bổ sung thêm một số chất phụ gia như hoá chất hay thuốc phòng dịch để vừa tăng thêm dinh dưỡng cho nguyên liệu được ủ, vừa hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Vận chuyển và chất vào thùng chứa

Nguyên liệu khi đưa vào thùng chứa còn đang ở dạng ướt và cồng kềnh, nên để hạn chế tối đa quá trình hiếu khí cần đưa ngay nguyên liệu vào ủ... Vì thế các công đoạn như thu hoạch, cắt đoạn, vận chuyển, đóng gói cần được thực hiện chặt chẽ. Trong khi ủ có thể bổ sung thêm chất phụ gia cứng để làm giảm hư hao hàm lượng dinh dưỡng, nâng cao chất lượng ủ, không nên lạm dụng vào các mục đích khác.

Đóng gói

Khoảng cách lý tưởng giữa các lớp thức ăn khi đóng gói là 30- 50cm, việc đóng gói phải được thực hiện liên tục trong quá trình nạp thức ăn. Khi thức ăn được chuyển vào hầm ủ quá trình hiếu khí sẽ bắt đầu, lúc này việc mất đường bắt đầu xảy ra, do đó cần phải điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải để hạn chế lượng đường tiêu hao và giữ protein ở mức ổn định.

Đóng kín

Thùng bảo quản nguyên liệu phải được xây bằng tường xi măng, tường cần được bảo vệ chống a- xít bằng một lớp nhựa đường. Trên bề mặt được phủ bằng lớp polyethylene màu đen dày 0,15- 0,39mm, gài vào 2 đầu và được nút chặt với phía trên cùng bằng lớp nhựa với kim loại nặng để giữ cho không khí không lọt vào. Nếu đóng gói và đậy cẩn thận sẽ hạn chế được ôxy lọt vào, từ đó đảm bảo sự ổn định cho nguyên liệu về tính chất sinh học, độ hư hao và khả năng lên men thứ cấp thấp.

Lấy thức ăn ra

Tỷ lệ hư hao khi lấy thức ăn ra khỏi silô có thể lên tới 20% hàm lượng dinh dưỡng, vì vậy cần phải hạn chế việc rút tấm polyethyen và tránh không để hầm ủ bị rung lắc sao cho ôxy không lọt được vào và ngăn cản sự lên men kỵ khí như men, nấm mốc và vi khuẩn.

 

Nguồn:
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác