Thức ăn cho bò sữa

Nâng cao chất lượng chất dinh dưỡng của rơm bằng Urê

Rơm là nguồn chất xơ chính để cấp thức ăn cho động vật nhai lại ở các vùng nhiệt đới nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng kể cả đối với việc nuôi dưỡng các con vật. Nhiều khu vực trên thế giới đã cố gắng nâng cao chất lượng chất dinh dưỡng có trong rơm, sử dụng các cách thức xử lý khác nhau. Trong đó, một nghiên cứu lớn đã được tiến hành đối với việc xử lý u-rê cho rơm, bài viết của T Walli, Giám đốc Tư vấn kỹ thuật Viện Nghiên cứu Bò sữa Quốc gia, Ấn Độ.

Sơ lược

 
Trong khi các nước phát triển đã sử dụng quy trình bão hoà ammoniac để xử lý rơm, phương pháp xử lý bằng u-rê đã được đề xuất vì là phương pháp rẻ hơn đối với các nước nhiệt đới. Các nghiên cứu đã được tiến hành trên các điều kiện tối ưu, ví dụ: mức u-rê, hàm lượng độ ẩm, thời gian xử lý, hình thức đánh đống và loại nắp che đậy/vật liệu che đậy.
 
Quá trình xử lý đã làm tăng hàm lượng protein nguyên chất (CP) và hàm lượng năng lượng trong rơm dẫn đến làm tăng mức tăng trưởng, hấp thụ của rơm và sản lượng sữa của các con vật. Quá trình xử lý này là một quy trình công nghệ đạt hiệu quả kinh tế và các chủ trại đã rất hài lòng với các kết quả đạt được với điều kiện là các nhà dinh dưỡng học và các chuyên gia tư vấn được yêu cầu tham gia vào các thử nghiệm tại trại chăn nuôi.
 
Tuy nhiên, khi các chủ trại bị bỏ mặc một mình, họ đã dừng việc xử lý rơm của mình lại. Chỉ một số chủ trại có đàn bò sữa lớn hơn và thiếu cỏ tươi mới tiếp tục thực hiện công nghệ này. Các điều kiện ràng buộc chính đối với việc áp dụng công nghệ này chính là các vấn đề xử lý rắc rối và cần có nhân lực, doanh lợi biên tế, các yêu cầu về số lượng lớn nước sạch và vật liệu che đậy, và sự thối rữa của rơm nếu không được che đậy phù hợp. Nếu như việc phun dung dịch u-rê vào có thể cơ giới hoá được, thì việc áp dụng công nghệ này sẽ gia tăng.
 
Giới thiệu
 
Để nâng cao giá trị chất dinh dưỡng trong các phế thải cây trồng có dạng xơ, việc sử lý rơm bằng u-rê đã được phát triển như là một giải pháp để xử lý natri hyđroxit ăn mòn, để sử dụng ở hầu hết các nước nhiệt đới.
 
Một số lượng lớn các thử nghiệm tại trại chăn nuôi và tại bãi đã được tiến hành ở một số nước dưới các điều kiện khác nhau đã cho thấy rằng việc cung cấp rơm đã qua xử lý u-rê so với rơm chưa qua xử lý làm tăng lượng hấp thụ thức ăn lên 10 – 15%, mức tăng trưởng của các bê là 100 – 150 g/ngày và sản lượng sữa đạt được là 0,5 – 1,5 lít/ngày.
 
Rơm đã qua xử lý u-rê ngon hơn và dễ tiêu hơn. Tính dễ tiêu hoá chất khô (DM) tăng lên xấp xỉ 10%, tổng hàm lượng chất dinh dưỡng có thể tiêu hoá được (TDN) tăng lên 10 – 15% và hàm lượng CP tăng gần gấp ba lần. Thông tin phản hồi nhận được từ các chủ trại liên quan đến các thử nghiệm tại trại nuôi đã có ý nghĩa rất tích cực. Mặc dù công nghệ này rất tốt, nó đã gần như bị các chủ trại nuôi gia súc ở vùng nhiệt đới chối bỏ hoàn toàn, trừ một số trường hợp ngoại lệ (Walli et al., 1988; Schiere and Nell, 1993).
 
Các kinh nghiệm ứng dụng công nghệ/ thực hành tại hiện trường
 
Vào giữa những năm bảy mươi khi sự thật về natri hyđroxit, một loại kiềm mạnh, có thể phá vỡ các liên kết ligno-hemicellulosic trong rơm và làm cho nó dễ tiêu hơn, các nhà khoa học bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế ít ăn mòn cho natri hyđroxit.
 
Trong những năm 80, một số nước phát triển đã sử dụng ammoniac để nâng cao chất lượng rơm. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng ammoniac rẻ hơn, nghĩa là việc xử lý bằng u-rê đã được đề xuất sử dụng cho các nước đang phát triển thuộc vùng nhiệt đới vì u-rê luôn có sẵn, mang lại cho các chủ trại các mức chi phí rẻ hơn/được hỗ trợ và được thuỷ phân sẵn sàng đối với ammoniac trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ấm áp hơn (Saadullah, Haque and Dolberg, 1981).
 
Một số dự án nghiên cứu cấp quốc gia và quốc tế về xử lý rơm bằng u-rê đã được thực hiện ở các quốc gia châu Á, ví dụ như Bangladesh (DANIDA/IDRC/ODA/ADAB/USAID), Malaysia (ABAB), Philippines (ADAB), Sri Lanka (ADAB/Hà Lan), Thái Lan (ADAB/IFS), Indonesia (ADAB) và Ấn Độ (Indo-Dutch) để tối ưu hoá các điều kiện xử lý theo các tình huống riêng của các quốc gia đó.
 
Các hoạt động nghiên cứu chủ yếu đều hướng tới việc tối ưu hoá các hàm lượng u-rê và độ ẩm và thời gian xử lý. Các khía cạnh khác được nghiên cứu kiểm tra là phương pháp phun dung dịch u-rê vào và cách thức tạo đống và che đậy đống và loại vật liệu sử dụng để che đậy. Trên cơ sở các nghiên cứu này, đã đạt được sự nhất trí rộng rãi đối với việc sử dụng 4% u-rê và duy trì hàm lượng độ ẩm ở mức 40%. Thời gian xử lý thay đổi từ hai đến ba tuần, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh nơi xử lý, thời gian sẽ cao hơn đối với những nơi có nhiệt độ môi trường lạnh hơn (Walli et al, 1988).
 
Một số viện nghiên cứu kể cả Viện Nghiên cứu Bò sữa Quốc gia (NDRI), Karnal, Trạm xử lý của NSRI ở khu vực phía Nam, Bangalore, Quỹ tài trợ các ngành Công Nông nghiệp Bharativa (BAIF), Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ thành phố Pune và Pantnagar, Uttrakhand đã tham gia vào dự án Indo-Dutch ở Ấn Độ.
 
Tác giả là một phần của nhóm làm việc trong dự án này tại NDRI, Karnal. Sau khi tiến hành nghiên cứu việc tối ưu hoá các điều kiện để xử lý, chúng tôi đã đi tới các vùng nông thôn thuộc Karnal để thực hiện các thử nghiệm tại trại nuôi.
 
Đó là vào những năm 1987-1988, khi Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng hạn hán và chúng tôi nghĩ rằng đó là một điều kiện lý tưởng để phổ biến rộng rãi công nghệ này trong các chủ trại. Thông thường, các chủ trại nuôi bò sữa xung quanh Karnal đều trồng đủ cỏ tươi và không hứng thú đối với việc sử dụng rơm đã qua xử lý u-rê.
 
Việc giới thiệu phương pháp xử lý bằng u-rê đã được tiến hành ở 25 làng xung quanh Karnal và các chủ trại đã được yêu cầu cung cấp thức ăn bằng rơm đã qua xử lý thay cho rơm chưa qua xử lý. Thông tin phản hồi về lượng rơm tiêu thụ và sản lượng sữa đã được thu thập qua các cá nhân quan sát và qua việc phỏng vấn các chủ trại.
 
Thông tin phản hồi tích cực từ các chủ trại: Ngoài 54 cá nhân quan sát thu thập được đối với lượng rơm tiêu thụ, 76% trang trại đã ghi nhận lượng tiêu thụ rơm tăng lên và giảm được lượng thức ăn lãng phí. Ngoài 32 cá nhân quan sát về sản lượng sữa, 28% chủ trại báo cáo lượng sữa tăng 0,5 lít, 25% báo cáo lượng sữa tăng 0,5 – 1,0 lít và 25% báo cáo lượng sữa tăng 1,0 – 1,5 lít.
 
Các chủ trại có thể không theo dõi mức tăng trưởng, nhưng từ các quan sát thực tế, họ đã ghi nhận mức tăng trưởng và tình trạng sức khoẻ vật nuôi tốt hơn. Rơm đã qua xử lý dễ băm hơn so với rơm chưa qua xử lý. Đồng thời, rơm chưa qua xử lý phải được dùng cùng với cỏ tươi, còn rơm đã qua xử lý cớ thể được coi là nguồn chất xơ duy nhất.
 
Thông tin phản hồi tiêu cực của các chủ trại: Sau khi thu hoạch vụ lúa, chủ trại phải chuẩn bị ruộng cho vụ lúa mì, và không có sẵn đất cho việc sấy khô rơm cũng như không có thời gian để xử lý rơm. Trong thời gian này khi rơm sẵn có, berseem (loại cỏ ba lá có tên khoa học là Trifolium alexandrium), một loại cỏ đậu sẵn có rất nhiều, và do vậy hiệu quả của việc cung cấp thức ăn bằng rơm đã qua xử lý cùng với berseem là không tốt.
 
Hầu hết các chủ trại đều không có đủ khả năng mua các tấm polyethylene để che đậy đống rơm. Việc không che đậy đầy đủ đã làm cho đống rơm bị ướt khi trời mưa, dẫn đến sự phát triển của nấm và tình trạng thối rữa của rơm. Điều này cũng dẫn đến việc làm mất đi các chất dinh dưỡng. Nó yêu cầu các lượng lớn nước sạch khoảng 50 lit/100 kg rơm, mà có thể là bắt buộc trong suốt thời gian đó.
 
Nếu nước được lấy từ hồ, có thể làm thối rữa rơm do sự phá hoại của nấm. Đối với việc chuẩn bị dung dịch u-rê, mà đòi hỏi phải hoà tan 4 kg u-rê vào 50 lít nước sạch, yêu cầu phải có một thùng 100 lít, mà có thể không sẵn có với người nông dân nghèo. Việc chuẩn bị một đống rơm 2500 kg, ngoài việc yêu cầu 100 kg u-rê và 1250 lit nước, cũng cần có ít nhất 3 người làm việc trong tối thiểu 3 giờ đồng hồ để hoàn thành quá trình này. Toàn bộ công việc này sẽ là công việc nặng nề và tiêu tốn thời gian và tốn kém đối với người nông dân nghèo.
 
Một số chủ trại đã phàn nàn về phân nhầy của các con vật được cho ăn rơm đã qua xử lý, mà đã khiến cho việc vệ sinh nền chuồng nuôi tiêu tốn nhiều thời gian hơn. Một số chủ trại không thích mùi hăng hắc của ammoniac thoát ra từ rơm đã qua xử lý. Vì lượng tiêu thụ rơm đã qua xử lý u-rê cao hơn, nên các chủ trại có ít nguồn cung cấp đã phàn nàn về việc hết nhanh các kho rơm và có nhu cầu mua thêm rơm.
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ/thực hành của các chủ trại
 
Mặc dù công nghệ xử lý rơm bằng u-rê mang lại lợi ích cho các chủ trại, đặc biệt liên quan đến việc nâng cao hiệu suất sinh sản của các con vật, nên công nghệ này chỉ thành công phần nào ở Trung Quốc và ở Việt Nam. Ở các nước này, công nghệ đã được áp dụng trên diện rộng, như các dự án cộng đồng trên cơ sở hợp tác xã.
 
Mặc dù các hiệu quả sinh lời được chính các chủ trại theo dõi trong quá trình diễn ra các thử nghiệm tại trại nuôi, việc áp dụng gián đoạn phương pháp xử lý bằng u-rê sau khi giới thiệu lần đầu đã gây thất vọng. Thậm chí các nhà nghiên cứu và các chuyên gia tư vấn đã có gắng rất nhiều vẫn không thể thúc đẩy các chủ trại áp dụng công nghệ này. Hầu hết các chủ trại quanh Karnal đều duy trì việc nuôi các con bò sữa của mình theo cách thức truyền thống, nghĩa là đáp ứng được yêu cầu về sữa của họ cho sử dụng trong gia đình và chỉ đêm số sữa dư thừa ra chợ bán.
 
Một người nông dân không có ruộng sở hữu một vài con vật không quan tâm đến việc áp dụng công nghệ xử lý rơm bằng u-rê, vì anh ta thả các con vật của mình ra ngoài ăn cỏ trên các khu đất bỏ hoang và các bãi cỏ ven đường và không muốn chịu thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào trong việc xử lý bằng u-rê. Một người nông dân đang trồng hoa màu thích dùng u-rê để bón cho hoa màu hơn là dùng nó để xử lý rơm. Việc xử lý rơm bằng u-rê có thể áp dụng được nếu:
 
* Các bãi cỏ và các cây xanh khác không sẵn có;
* Rơm rẻ và dễ kiếm;
* Các dung dịch tương đối đắt tiền;
* Nhân công rẻ;
* Chủ trại có trình độ nuôi bò sữa tốt;
* Thị trường sữa có sẵn; và
* Chủ trại được hỗ trợ tốt về giá sữa.
 
Các bài học thu được
 
Các điều kiện ràng buộc quan trọng nhất trong việc áp dụng công nghệ xử lý bằng u-rê là tính chất nặng nề và cần nhiều nhân công và không có khả năng sinh tồn kinh tế cho các nông dân không thu lợi từ việc trồng trọt và không có đất canh tác. Hoa lợi cũng là hoa lợi biên tế. Công nghệ này có thể chứng minh là sẽ thành công nếu nó được thực hiện trên cơ sở tập thể như một dự án cộng đồng, khi được thực hiện ở Trung Quốc và ở Việt Nam. Có thể sẽ khó khăn đối với từng nông dân nghèo để áp dụng công nghệ này.
 
Tương lai của công nghệ
 
Công nghệ này cần phải được cải tiến thêm về mặt kỹ thuật và làm cho nó đơn giản hơn đối với người nông dân. Nếu quy trình tự động được hình thành cho phun và trộn dung dịch u-rê trong quá trình thực hiện việc băm vụn, các chủ trại lớn hơn có thể áp dụng công nghệ này.
 
Tháng 7/2011.
 
Nguồn Công ty TNHH Dairy Vietnam.

 

Nguồn:
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác