Thức ăn cho bò sữa

Nhân cuộc hội thảo hiệu quả sử dụng tẳng liếm Protein (Protein Blocks) trong chăn nuôi bò sữa và bê

Ngày 25 tháng 2 năm 2008, Hiệp Hội Đậu tương Hoa Kỳ (đại diện Hà Nội) đã tổ chức cuộc bội thảo với tiêu đề “hiệu quả sử dụng tảng liếm protein trong chăn nuôi bò sữa và dê". Người trình bày báo cáo là các ông Choke Mikled ở Khoa Chăn nuôi, Đại học Nông nghiệp Chiang Mai và ông YL.Cheong, đại diện Hiệp Hội Đậu tương Hoa Kỳ Ở Singapore.

Đối với cán bộ chăn nuôi nước ta, tảng liếm dùng cho gia súc nhai lại không phải là vấn đề quá xa lạ. Viện Chăn nuôi trước đây cũng đã nhiều lần tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất tảng liếm cho trâu bò; ở miền Nam đã nhập tảng liếm và đã phổ cập dùng ở nhiều trại chăn nuôi bò sữa.

Ở Hội thảo 2 ông báo cáo viên giới thiệu công thức chế biến tảng liếm cho bò sữa và dê như sau:

Thành phần tảng liếm protein của bò sữa

Khô dầu đậu tương 40%

Rỉ mật (có protein thoát qua) 35%

Muối 2%

Đạm urê 8%

Xi măng 13%

Thành phần tảng liếm protein của dê

Đậu tương hạt đã xử lý nhiệt 33%

Rỉ mật 40%

Muối 5%

DCP 2%

Đạm urê 10%

Xi măng 10%

Theo 2 ông báo cáo tại hội thảo thì việc kết hợp nitơ phi protein, khoáng chất và protein thoát qua (by - pass protein) là một khái niệm tương đối mới. Vì vậy, thiết nghĩ cũng nên đi ngược trở lại để tìm hiểu xuất xứ, nguyên lý, mục tiêu và tác động đối với sản xuất của khái niệm trên.

Theo ông R.A. Leng, một chuyên gia đã từng nghiên cứu về dinh dưỡng động vật nhai lại vùng nhiệt đới thì những người chăn nuôi quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển đầu tư cho chăn nuôi thấp. Họ dựa vào nguồn thức ăn sẵn có và rẻ tiền như các phụ phẩm trồng trọt, phụ phẩm chế biến nông sản, cỏ nhiệt đới tỷ lệ protein và tỷ lệ tiêu hóa thấp để nuôi gia súc của họ. Với nguồn thức ăn như vậy tất cả các mặt năng suất của vật nuôi đều thấp. Về năng suất sữa của gia súc nhai lại ở các nước đang phát triển chỉ mới đạt được 10% tiềm năng di truyền của chúng. Theo suy tính của ông R.A. Leng, nếu rút ngắn tuổi đẻ lứa đầu từ 5 năm xuống 3 năm, nếu khoảng cách giữa 2 lứa đẻ từ 24 tháng rút xuống còn 12 tháng thì cùng một lúc có thể tăng lượng bò vắt sữa lên gấp đôi. Mục tiêu đó có thể đạt được nếu biết cải tiến cách nuôi dưỡng bò sữa.

Ở các nước đang phát triển, do dân số tăng nhanh, diện tích trồng cây lương thực cũng phải càng ngày càng tăng, cho nên súc vật nhai lại ở vùng này vẫn sẽ phải sử dụng nguồn thức ăn sẵn có gồm phụ phẩm trồng trọt và phụ phẩm chế biến nông sản. Trong các tài liệu khoa học có nhận định cho rằng, sở dĩ súc vật nhai lại nuôi bằng thức ăn thô xanh cho năng suất thấp vì tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thấp. Nhận định như vậy, theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu dinh dưỡng gia súc vùng nhiệt đới, hết sức sai lầm. Có nhiều dẫn chứng cho thấy, sở dĩ gia súc nhai lại nuôi bằng thức ăn thô xanh cho năng suất thấp, vì trong khẩu phần thiếu các dưỡng chất quan trọng làm cho quá trình sử dụng thức ăn kém hiệu quả.

Những dưỡng chất thiếu có thể là những chất quan trọng giúp cho hệ vi sinh vật dạ cỏ sinh sôi, nảy nở tối đa để tiêu hóa lên men yếm khí thức ăn; Có thể là những chất cần để cân bằng các sản phẩm tiêu hóa hấp thu (tỷ lệ protein - năng lượng, P:E) đáp ứng đủ yêu cầu các mặt của con vật.

Muốn gia súc nhai lại nuôi bằng thức ăn thô xanh ít protein, nhiều chất xơ cho năng suất tối ưu yêu cầu phải bổ sung các dưỡng chất quan trọng. Đây là một khái niệm rất cơ bản. Dùng các dưỡng chất bổ sung quan trọng đó để:

1. Điều chỉnh khiếm khuyết dinh dưỡng vi sinh vật dạ cỏ.

2. Tăng tỷ lệ protein (axit amin hấp thu) với năng lượng (các axit béo bay hơi) (tỷ lệ P:E) sẵn có trong quá trình tiêu hóa sát với nhu cầu của con vật.

Để thực thi khái niệm cơ bản trên người ta sử dụng một hỗn hợp dưới dạng tảng liếm để cung cấp cho gia súc nhai lại ni tơ phi protein, khoáng chất và protein thoát qua. Vì vậy, trong thành phần cấu tạo của tảng liếm, kể cả tảng liếm protein trình bày ở hội thảo đều có 2 thành phần cơ bản là ure (để cung cấp ni tơ phi protein, các loại khô dầu đã qua xử lý để tăng hàm lượng protein thoát qua (by - pass protein) kết hợp với rỉ mật (nguồn nguyên liệu giàu chất khoáng).

CHỨC NĂNG CỦA URE

Dạ cỏ là phần chính bộ máy tiêu hóa của trâu bò. Trong dạ cỏ có quần thể vi sinh vật dày đặc và đa dạng. Quần thể vi sinh vật này biến đổi các cơ chất trong thức ăn thành các axit hữu cơ mạch ngắn, các axit béo bay hơi, khí methan (CH4) và khí CO2. Hễ thiếu một dưỡng chất nào đó mà vi sinh vật dạ cỏ cần, sự phát triển của chúng sẽ bị ngưng trệ, dẫn đến kết quả cuối cùng là lượng sinh khối vi sinh vật giảm (nguồn protein cung cấp cho vật chủ), tỷ lệ tiêu hóa thức ăn thấp, nhất là thức ăn nhiều xơ.

Với phần lớn các chế độ nuôi dưỡng dựa vào phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn thô xanh tỷ lệ tiêu hóa thấp thì trước hết, yếu tố hạn chế sự phát triển của vi sinh vật dạ cỏ là nồng độ NH3 trong dịch dạ cỏ. Để hệ vi sinh vật phát triển tối đa, lượng NH3 trong dịch dạ cỏ phải vượt quá ngưỡng cần thiết suốt phần lớn thời gian trong ngày. Theo các kết quả nghiên cứu trước đây, lượng NH3 cần thiết trong dịch dạ cỏ ở mức thấp là 50 mgN/l và ở mức cao là 200 mgN/l. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây cho thấy khi nồng độ NH3 giảm xuống dưới 200 mgN/l hoạt động vi sinh vật dạ cỏ trở nên kém hiệu quả, và trong trường hợp đó nếu con vật được sử dụng tảng liếm urê rỉ mật sẽ là giải pháp khắc phục hiệu nghiệm (Krebs và Leng 1984; Sudana và Leng 1986; Perdok và Leng 1989). Nguồn cung cấp NH3 cho vi sinh vật dạ cỏ thường dùng là Urê. Chức năng của urê là cung cấp nitơ phi protein cho vi sinh vật dạ cỏ. Tính đếm đến độ an toàn và dễ thao tác, hàm lượng urê trong tảng liếm con bò có thể tiếp nhận từ 50 đến 100gr urê vừa đủ để cân đối NH3 trong dạ cỏ khi cho bò ăn thức ăn thô xanh hàm lượng N thấp. Theo kinh nghiệm Ấn Độ, tảng liếm khoáng - urê - rỉ mật cho bò liếm tự do con vật sẽ tự điều chỉnh lượng tảng liếm ăn vào tương ứng với hàm lượng protein trong khẩu phần cơ sở (bảng 1).

Bảng: Lượng tảng liếm urê -rỉ mật trâu sữa ăn vào tương ứng với hàm lượng N trong khẩu phần cơ sở

Nhóm thí nghiệm

Hàm lượng N trong khẩu phần (gN)

Lượng tảng liếm ăn được (g/ngày)

Sữa vắt được (kg/ngày)

Tăng giảm khối lượng g/ngày

N01

0

586

4,3

-357

N02

30

256

5,7

-455

N03

83

293

6,3

+276

N04

111

173

6,2

+89

Bảng 2: Kết quả nghiên cứu sử dụng tảng liếm rỉ mật - urê đối với đại gia súc (400-500g/ngày) và dê cừu (100-150 g/ngày) tiến hành ở miền Tây và miền Trung Java (Indonesia) năm 1988-1989

Vật nuôi

Địa điểm

Sản phẩm

Đối chứng

Thí nghiệm

Hiệu quả

Bò sữa

Tây Java

Năng suất sữa (L/ngày)

7,44

9,92

 

+ 36%

Trung Java

Trung bình

5,70

8,00

6,57

8,96

Bò thịt

Tăng trọng (kg/ngày)

Tây Java

 

0,182

0,400

 

Tây Java

 

0,333

0,526

 

Tây Java

 

0,277

0,439

 

Tây Java

 

0,478

0,465

 

Tây Java

 

0,200

0,278

 

Trung Java

 

0,466

0,689

 

 

Trung bình

0,319

0,466

+ 46%

Cừu

Tây Java

Tăng trọng (kg/ngày)

 
Nguồn: Đào Huyên (Hội KHKT Chăn nuôi Việt Nam)
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác