Các tỉnh phát triển ngành sữa

Các tỉnh phát triển ngành sữa

Các tỉnh phát triển ngành sữa

Các bài viết về ngành sữa

Lãi lớn từ bò sữa

Anh Phạm Văn Vũ (SN 1968), ngụ tại ấp Xóm Trại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) là một trong những ND đầu tiên nuôi bò sữa và làm giàu từ vật nuôi này.

Sóc Trăng: đàn bò lai Sind tăng nhanh

Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đã phát triển đàn bò lên 17.000 con trong đó có 1.200 con bò sữa F1 và F2. Đáng chú ý là tỉ lệ bò lai sind trong tổng đàn của tỉnh Sóc Trăng chiếm trên 55%, một tỉ lệ khá cao nhờ vào những tác động tích cực của các ngành chức năng nhằm hướng bà con nông dân vào việc chọn giống, nâng chất lượng đàn bò thịt, bò sữa tại địa phương.

Bò sữa cho tiền tỷ ở Ba Vì

Những năm gần đây, đàn bò sữa ở Ba Vì, Hà Nội phát triển nhanh chóng, nhiều hộ dân vươn lên làm giàu.

Có được thành công này, phải kể tới mô hình chăn nuôi do Công ty cổ phần sữa Quốc tế gây dựng, cam kết hỗ trợ vốn, giống, mạng lưới thú y, thu mua giá sữa theo thị trường… để bà con yên tâm phát triển đàn bò.

CHĂN NUÔI BÒ SỮA: PHẢI ĐẦU TƯ MỚI CÓ HIỆU QUẢ NHIỀU.

Gần đây, kiểu chăn nuôi bò sữa bền vững gắn chặt với bảo vệ môi trường với công nghệ làm mát chuồng trại bằng hệ thống quạt gió và hệ thống phun sương nước đã đựợc một số hộ nuôi bò sữa tại xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) áp dụng đã nâng cao được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa bền vững. Qua kết quả thực tế từ các hộ chăn nuôi bò sữa trên cho thấy khi sử dụng hệ thống phun sương làm mát thì nhiệt độ chuồng nuôi đã giãm đáng kể (từ 3- 4 độ so với ngoài trời) nhưng không tăng ẩm độ chuồng nuôi; sản lượng sữa bình quân tăng 0,5kg/con/ngày; hiệu quả kinh tế tăng thêm đem lại cho nông hộ khoảng 10.000.000 đồng/năm so với trước đây.

Thanh Hoá đầu tư gần 1.100 tỷ đồng phát triển đàn bò sữa

Từ nay đến năm 2015 tỉnh Thanh Hoá sẽ đầu tư gần 1.100 tỷ đồng để phát triển đàn bò sữa lên gần 20.000 con, trong đó có 15.000 con bò cái sinh sản. Sản lượng sữa ước đạt 63.000 tấn/năm.

Phát triển chăn nuôi bò sữa ở ngoại thành: Hướng đi đúng

Trong vài năm trở lại đây, đàn bò sữa tại nhiều vùng ở ngoại thành có sự phát triển mạnh về số lượng nhờ đầu ra được đảm bảo, giá thu mua sữa ổn định. Chăn nuôi bò sữa đang dần khẳng định là hướng đi hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Chăn nuôi bò sữa ở xã Cảnh Hưng

Năm 1995 xã Cảnh Hưng (Tiên Du) có 5 con bò sữa giống, đến nay đàn bò sữa của xã đã lên đến gần 300 con. Bình quân 1 con bò cho khoảng từ 15 - 20 kg sữa/ngày, với giá thành từ 10.000 - 12.000 đồng/kg sữa. Một năm bò sữa cho khai thác 10 tháng, sản lượng sữa đạt 4,7 - 5 tấn/năm. Mỗi năm trung bình cho thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/con.

Lâm Đồng: Vì sao đàn bò sữa vẫn chậm phát triển?

Lâm Đồng là địa phương có nhiều ưu thế để phát triển đàn bò sữa và công nghiệp chế biến sữa bò. Từ năm 2001 UBND tỉnh và Sở NN-PTNT đã có Chương trình Phát triển giống bò sữa nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và nông dân tập trung phát triển đàn bò sữa cả về tổng đàn lẫn chất lượng đàn bò. Song có thể nói, tới nay đàn bò sữa của tỉnh vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng tự nhiên cũng như thế mạnh chăn nuôi.

“Sản vật” của xứ mù sương

Thảo nguyên này được biết đến với những đồng cỏ xanh tít tắp và những công nhân ngày đêm bận rộn với “công cuộc cải cách trắng” mang về xuôi những “sản vật” khó nơi nào có được.

Chăn nuôi bò sữa ở xã Cảnh Hưng

Năm 1995 xã Cảnh Hưng (Tiên Du) có 5 con bò sữa giống, đến nay đàn bò sữa của xã đã lên đến gần 300 con. Bình quân 1 con bò cho khoảng từ 15 - 20 kg sữa/ngày, với giá thành từ 10.000 - 12.000 đồng/kg sữa. Một năm bò sữa cho khai thác 10 tháng, sản lượng sữa đạt 4,7 - 5 tấn/năm. Mỗi năm trung bình cho thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/con.