Chế độ chính sách ngành sữa

Quyết định của Bộ trưởng bộ công nghiệp số 22/2005/QĐ-BCN Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Quyết định của Bộ trưởng bộ công nghiệp số 22/2005/QĐ-BCN Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

BỘ CÔNG NGHIỆP
 
Số: 22/2005/QĐ-BCN
         
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Ngày 26 Tháng 04 năm 2005      

 


 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam

 

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Thực hiện uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 126/TTg - CN ngày 28 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung sau:

1. Quan điểm phát triển

 

a) Huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để phát triển ngành nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu;

b) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến; Phát triển ngành theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;

c) Đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh, hình thành các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung trên cơ sở áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật và các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao. Tập trung nghiên cứu để tuyển chọn được đàn bò chủ lực cho ngành. Đầu tư các nhà máy, xưởng dự trữ thức ăn (ủ cỏ và các phụ phẩm) và chế biến thức ăn tinh cho bò;

d) Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng sữa tươi trong nước và giảm tỷ lệ sữa bột nhập ngoại. Các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa.

2. Mục tiêu của Quy hoạch

 

a) Mục tiêu tổng quát

Từng bước xây dựng và phát triển ngành Sữa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đạt mức bình quân 8 kg/người/năm vào năm 2005; 10 kg/người/năm vào năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. .

Việc xây dựng các nhà máy chế biến sữa phải gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa để đến năm 2005 có thể tự túc được 20% và đến năm 2010 tự túc được 40% nhu cầu sữa vắt từ đàn bò trong nước

b) Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu tăng sản lượng sữa toàn ngành trung bình 6-7%/năm giai đoạn 2001-2005 và 5-6%/năm giai đoạn 2006-2010.

Mức tăng trưởng của các sản phẩm cụ thể như sau:

 

Mức tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005 (%/năm)

Mức tăng trưởng giai đoạn 2006 – 2010 (%/năm)

Sữa đặc

2%

1%

Sữa bột

15%

10%

Sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng

25%

20%

Sữa chua các loại

15%

15%

Kem các loại

10%

10%

Dự kiến sản lượng đến năm 2010 (quy ra sữa tươi):

Chỉ tiêu

Đơn vị

2000

2005

2010

Tăng trưởng b/q (%/năm)

1. Số lượng sữa tiêu dùng trong nước:

2001-2005

2006-2010

- Dân số

Ngàn người.

77.685,5

83.352

87.758

   

- Mức tiêu dùng b/quân mỗi người

Lít/người

5,9

8

10

   

- Lượng sữa tiêu dùng trong nước

Ngàn lít

460.000

667.000

900.000

7,7

6,2

2. Số lượng sữa xuất khẩu:

2001-2005

2006-2010

- Sữa bột

Tấn

34.400

44.000

56.000

5

5

(Quy ra sữa tươi)

(Ngàn lít)

258.000

330.000

420.000

   

- Sữa đặc

Ngàn hộp

1.000

1.104

1.219

2

2

(Quy ra sữa tươi)

(Ngàn lít)

1.000

1.104

1.219

   

Cộng 1 + 2

Ngàn lít

719.000

998.104

1.321.219

6,8

5,8

3. Quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa

 

a) Định hướng phát triển

Phát triển đàn bò sữa Việt Nam từ nay tới năm 2010 nhằm thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Sản lượng sữa tươi đạt hơn 140 ngàn tấn vào năm 2005 (thay thế được khoảng 20% nguyên liệu nhập), năm 2010 đạt trên 300 ngàn tấn, tự túc được khoảng 40% nguyên liệu, sau năm 2010 đạt 1 triệu tấn sữa. Năm 2020 tự túc được 50% nguyên liệu sữa tươi.

b) Quy hoạch phát triển đàn bò sữa

Dự kiến đàn bò sữa năm 2005 và 2010 như sau:

Đơn vị: con

2005

2010

Tổng

 

đàn bò

 

vắt sữa

Tổng

 

đàn bò

 

vắt sữa

1

2

3

4

5

I. Đông Nam Bộ

61.103

27.499

78.591

35.365

Lâm Đồng

4.533

2.000

7.385

3.300

1

2

3

4

5

II. Tây Nam Bộ

9.913

4.461

26.011

11.696

III. Nam Trung Bộ

9.578

4.310

32.270

14.508

IV. Bắc Trung Bộ

12.500

5.625

39.500

(20.500)

17.775

(9.225)

V. Đồng bằng Bắc Bộ

21.217

9.545

49.100

22.095

VI.Vùng núi phía Bắc

18.917

8.512

38.382

17.270

Tổng cộng:

137.761

61.952

252.239

113.459

Năm 2005 cần 128 trạm thu mua sữa, năm 2010 cần 254 trạm. Tổng vốn đầu tư cho các trạm thu mua là 152,8 tỷ đồng.

Diện tích đất trồng cỏ năm 2005 là 15.600 ha, năm 2010 là 30.200 ha.

4. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa

 

Đối chiếu với năng lực sản xuất toàn ngành hiện có khoảng 547,3 triệu lít/năm (quy sữa tươi đã chế biến) và nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng lên theo hàng năm, dự kiến đến 2005 toàn ngành phải đầu tư bổ sung thêm năng lực sản xuất 120 triệu lít và đến 2010 là 248 triệu lít (quy ra sữa tươi chế biến).

 

Quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp chế biến sữa được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn I: từ năm 2001 đến năm 2005 và giai đoạn II: từ năm 2006 đến năm 2010. Danh mục các dự án đầu tư mở rộng và xây dựng được thể hiện trong Phụ lục 1.

Đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất bao bì sữa, in nhãn mác, công suất đáp ứng 50% nhu cầu về công suất của các sản phẩm: Công suất giai đoạn I: 75.000.000 m2/năm, công suất giai đoạn II: 150.000.000 m2/năm. Vốn đầu tư: Giai đoạn I: 5 triệu USD, giai đoạn II: 3 triệu USD

Tổng hợp vốn đầu tư cho phát triển ngành sữa đến năm 2010

TT

Hạng mục

Đến năm 2005 (tỷ đồng)

Đến năm 2010 (tỷ đồng)

1

Phát triển nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi bò

45

100

2

Vốn cho phát triển đàn bò

1.000

1.000

3

Vốn cho các trạm thu mua sữa

51,2

101,6

4

Vốn đầu tư xây dựng các nhà máy sữa

901,25

993,75

 

Tổng cộng

1997,45

2195,35

a) Dự kiến cơ cấu nguồn huy động vốn đầu tư

Dự kiến nguồn vốn từ ngân sách và các chương trình của Nhà nước cho phát triển vùng đàn bò sữa khoảng 10%;

Vốn tín dụng để xây dựng các nhà máy chế biến và phát triển vùng nguyên liệu tập trung: 50%;

Vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và doanh nghiệp: 40%.

b) Định hướng phân vùng

Thực hiện Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010, bố trí công nghiệp phải gắn liền với vùng nguyên liệu. Các cơ sở chế biến tập trung tại các vùng chăn nuôi bò sữa có quy mô tập trung và có thị trường tiêu thụ lớn, với cự ly mỗi cơ sở phụ trách một vùng có bán kính từ 100 - 150 km. Các vùng có quy mô đàn bò không lớn và thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, bố trí các cơ sở chế biến nhỏ có công suất khoảng 4.000 - 5.000 tấn/năm với công nghệ chủ yếu là sữa thanh trùng và sữa chua phục vụ thị trường tại chỗ và cung cấp làm sữa nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến lớn. Tại các vùng có khả năng phát triển trồng đậu tương như các tỉnh miền Tây Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, mở thêm mặt hàng sữa đậu nành, bố trí xen kẽ với các sản phẩm của các cơ sở công nghiệp chế biến có quy mô lớn, thương hiệu đã có uy tín.

Điều 2. Một số giải pháp và chính sách để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp Sữa và vùng nguyên liệu đến năm 2010:

1. Về thị trường

 

Các doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu, mẫu mã và chất lượng sản phẩm theo quy định. Tăng cường tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng sữa trong việc nâng cao sức khỏe, tăng cường thể chất. Duy trì và cải tạo giống nòi. Thực hiện các chương trình về sữa học đường.

Phối hợp với Bộ Thương mại và các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài giúp cung cấp thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm sữa.

2. Về đầu tư

 

a) Về năng lực sản xuất: Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất đối với các nhà máy hiện có và đầu tư xây dựng các nhà máy mới để giai đoạn 2001-2005

tăng thêm sản lượng 120 triệu lít/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng thêm 228 triệu lít/năm.

Đầu tư nhà máy sản xuất bao bì phục vụ cho ngành Sữa để có thể tự chủ về mẫu mã, đáp ứng việc thay đổi mặt hàng nhanh, giảm nhập ngoại những công đoạn mà Việt Nam tự sản xuất được.

b) Về phân bố sản xuất: Tại các khu vực chăn nuôi bò sữa tập trung như miền Đông Nam bộ, đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ, tập trung đầu tư một số cơ sở sản xuất có quy mô lớn để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Tổ chức các nhà máy chế biến quy mô nhỏ, công suất 4-5 triệu lít/năm tại những vùng có quy mô đàn bò sữa nhỏ phân tán ở các tỉnh Trung du miền núi và một số tỉnh miền Tây Nam bộ.

3. Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

 

Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu.

Tăng cường hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học xây dựng mối liên kết bền vững giữa nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo để nâng cao chất lượng nghiên cứu từ giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thức ăn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi.

Nguồn:
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác